Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không?

Nhiều trẻ sơ sinh ngủ 4 5 tiếng không bú khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào thì hợp lý? Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú không? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không, trước khi giải đáp thắc mắc, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh. Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dưới đây là một vài lợi ích mà giấc ngủ đem lại cho trẻ:

  • Khi trẻ ngủ đủ giấc, cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng quan trọng. Từ đó, giúp cho trẻ phát triển toàn diện của cơ thể và trí tuệ.
  • Giấc ngủ là thời gian quan trọng để não bộ của trẻ phát triển. Trong khi ngủ, não bộ xử lý và lưu trữ thông tin, giúp cải thiện khả năng tư duy và trí nhớ của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh khi được ngủ đủ giấc sẽ cảm thấy thoải mái và ít quấy khóc hơn. Điều này giúp giảm căng thẳng cho cả bé và gia đình.
  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt và cần thời gian để phát triển. Giấc ngủ đủ giúp cơ thể của trẻ sản xuất các tế bào miễn dịch và chất kháng, cải thiện khả năng đối phó với vi khuẩn và bệnh tật.

Ngoài những lợi ích trên, giấc ngủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, cân bằng hormone, giúp cơ thể tái tạo và phục hồi. Do đó, cha mẹ hãy đảm bảo trẻ sơ sinh có được giấc ngủ tốt nhất.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, ngủ là nhu cầu rất bình thường của trẻ sơ sinh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ.

Từ 0 – 3 tháng tuổi, hầu như bé chỉ ngủ và chỉ thức dậy khi đòi bú. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Và cứ sau 2-3 tiếng bé sẽ thức dậy và cần bú một lần. Tùy từng thể trạng và nhu cầu ăn của mỗi trẻ khác nhau. Mà bé có thể ngủ nhiều hoặc ngủ ít. Do đó, ở những tháng đầu đời, cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề bé ngủ quá nhiều.

Mẹ có thể tham khảo lượng ngủ cần thiết của trẻ qua các độ tuổi nhất định dưới đây:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Ngủ khoảng 16 – 20 giờ.
  • Từ 3 – 6 tháng tuổi: Thời gian ngủ sẽ được rút ngắn xuống còn 14 giờ vì trẻ đã quen với giấc ngủ đêm.
  • Từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ từ 12 – 15 tiếng/ngày.

Tính chất giấc ngủ của người lớn và trẻ sơ sinh thường giống nhau, được chia thành  2 loại:

  • Giấc ngủ nhanh (ngủ nông): Hơn nửa thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thuộc loại giấc ngủ này. Mắt bé sẽ cử động theo chiều trước – sau với tốc độ rất nhanh.
  • Giấc ngủ chậm (ngủ sâu): Thời gian ngủ có thể kéo dài khoảng 8 tiếng/ngày và không cử động mắt.

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú khiến nhiều cha mẹ lo lắng, sợ bé đói, không đủ dưỡng chất để phát triển. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến cho ngủ nhiều bú ít:

  • Giai đoạn tăng trưởng: Trong những giai đoạn tăng trưởng, trẻ sơ sinh cần thời gian ngủ nhiều hơn nên có thể sẽ bú ít hơn.
  • Mọc răng: Khi răng sữa mọc, nướu của trẻ có thể sưng đau, không thoải mái. Khiến cho trẻ từ chối bú và tập trung vào việc nghỉ ngơi thay vì ăn uống.
  • Tuần khủng hoảng (wonder weeks): Wonder weeks là những giai đoạn trong sự phát triển của trẻ khi họ trải qua nhiều thay đổi lớn trong trí tuệ và kỹ năng. Trong thời kỳ này, trẻ cần giấc ngủ dài hơn, thay vì nhu cầu ăn uống.
  • Tiêm phòng: Sau khi tiêm phòng, cơ thể trẻ có thể dành nhiều năng lượng để xây dựng khả năng miễn dịch mới. Bên cạnh đó, sau khi tiêm phòng, trẻ cũng thường cảm thấy mệt và muốn ngủ nhiều hơn, giảm nhu cầu ăn uống trong một thời gian ngắn.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sơ sinh sinh non thường ngủ nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng. Nó có thể là một phần của quá trình phát triển tự nhiên.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm đường hô hấp trên, vàng da, rối loạn nhịp tim,… khiến trẻ ăn không ngon, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không? Như chúng ta đã biết, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt trong những năm đầu đời, trẻ thường dành nhiều thời gian ngủ hơn người lớn.

Thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố quyết định. Mà chất lượng giấc ngủ của bé ngủ có ngon không, ngủ có sâu giấc không mối ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú nhưng bé vẫn vui vẻ, không quấy khóc, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Bé sẽ ăn theo nhu cầu khi đói, bé sẽ tự dậy và đòi bú. Mẹ chỉ cần theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ (bao gồm chiều cao, cân nặng). Để biết con có đang phát triển tốt không.

Trường hợp trẻ ngủ nhiều, ngủ li bì kém các triệu chứng như: ho, sốt, gọi không dậy, thở khò khè, thở hổn hển,… Đây là những dấu hiệu bệnh lý. Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được thăm khám và điều trị.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú mẹ cần làm gì? Nếu cha mẹ lo lắng vì trẻ bú ít, ngủ nhiều và băn khoăn “Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú không?”. Điều các mẹ nên làm khi trẻ ở trạng thái này đó là:

Đánh thức trẻ đúng cách

Đánh thức trẻ để bú sau 2-3 giờ là cần thiết để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sữa cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, đánh thức trẻ nhẹ nhàng bằng cách: dùng tay vuốt ve, chạm nhẹ để đánh thức trẻ. Tránh làm trẻ giật mình hoặc quấy khóc bằng cách làm đột ngột

Điều chỉnh môi trường

Tạo môi trường thoải mái khi trẻ thức dậy để bú. Bằng cách điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh trong phòng. Tránh làm cho phòng quá sáng hoặc quá ồn ào. Một môi trường yên tĩnh và dễ chịu sẽ giúp trẻ tập trung vào bú.

Giúp trẻ tỉnh táo khi ăn

Trước khi bú, bạn có thể lau mặt trẻ bằng một khăn bông mềm ẩm để trẻ tỉnh giấc và chuẩn bị cho việc bú. Điều này có thể giúp trẻ tỉnh táo hơn và dễ dàng bú hơn.

Chất lượng sữa

Hãy đảm bảo sữa mẹ hoặc sữa công thức có chất lượng tốt và đủ dinh dưỡng. Bằng cách mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ. Cung cấp đủ lượng nước để sản xuất sữa tốt.

Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh để duy trì trạng thái tốt nhất nhằm có sữa cho con bú.

Kiên nhẫn

Đôi khi, trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn và giấc ngủ. Vì vậy, các mẹ cần kiên nhẫn và tạo ra môi trường thoải mái để giúp trẻ tập trung vào bú.

Trẻ sơ sinh ngủ 4 5 tiếng không bú, có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Các mẹ hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia về dinh dưỡng để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho tình trạng của trẻ.

Xem thêm bài viết: