[Chi tiết]: Hình ảnh cơn gò tử cung mẹ bầu nên biết

[Chi tiết]: Hình ảnh cơn gò tử cung mẹ bầu nên biết

Cơn gò tử cung có nhiều loại khác và sẽ xuất hiện giai đoạn của thai kỳ. Điều này gây khó khăn cho mẹ bầu trong cách phân biệt. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chia sẻ hình ảnh cơn gò tử cung chi tiết để các mẹ tham khảo.

Cơn gò tử cung là gì?

Để hiểu rõ hình ảnh cơn gò tử cung là như thế nào, trước tiên các mẹ cần biết em bé gò là như thế nào.

Cơn gò tử cung là tình trạng tử cung co cứng lại, kèm theo triệu chứng đau thắt như đang hành kinh. Sự xuất hiện của cơn gò tử cung có mục đích giúp thai nhi di chuyển vào đúng vị trí thuận lợi để sinh. 

Cơn gò tử cung thường sẽ xuất hiện khi sắp sinh. Song cũng có trường hợp xuất hiện khi ở tam cá nguyệt thứ 2.

Thực tế, biểu hiện cơn gò tử cung ở mỗi sản phụ không giống nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng phổ biến mẹ bầu có thể gặp phải như:

  • Đau lưng dưới và có lan sang phía trước.
  • Đau vùng xương chậu và bụng trên.
  • Vùng chậu xuất hiện áp lực.
  • Cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, mức độ đau tăng.
  • Thời gian xuất hiện của cơn gò tầm 45 – 90 giây hoặc lâu hơn. Khoảng cách mỗi cơn gò từ 5 – 10 phút.
  • Đau không thể đi lại hoặc nói chuyện.
  • Di chuyển, thay đổi tư thế cơn đau cũng không thuyên giảm.

Hình ảnh các loại cơn gò tử cung thường gặp

Cơn gò tử cung có nhiều loại khác nhau, do đó hình ảnh cơn gò tử cung cũng sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là thông tin chi tiết về hình ảnh của các loại cơn gò tử cung mẹ nên biết.

Hình ảnh cơn gò tử cung – Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

Với cơn gò sinh lý thường sẽ xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò sẽ xuất hiện không thường xuyên và không theo chu kỳ nhất định. Sự xuất hiện của cơn gò này nhằm chuyển bị tâm lý cho các mẹ khi chuyển dạ thật.

Hình ảnh cơn gò tử cung sinh lý thường như sau:

  • Mẹ có cảm giác căng cứng vùng bụng dưới nhưng không đau.
  • Khi thai phụ thay đổi tư thế, cơn gò sẽ biến mất.
  • Thời gian xuất hiện không kéo dài, thường chỉ diễn ra tầm 30 – 60 giây.
  • Tần suất xuất hiện không cố định. 

Nếu xuất hiện hình ảnh cơn gò tử cung Braxton – Hicks mẹ bầu không cần lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn cơn gò sẽ biến mất. 

Hình ảnh cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Hình ảnh các loại cơn gò tử cung thường gặp

Trước khi chuyển dạ, mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện cơn gò tử cung. Đặc điểm của cơn gò lúc này đó là tăng về cường độ, khoảng cách và thời gian xuất hiện.

Cơn gò tử cung khi chuyển dạ sẽ có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuyển dạ sớm:

Đặc điểm của cơn gò giai đoạn này diễn ra nhẹ. Hình ảnh cơn gò tử cung lúc này đó là tử cung hoặc bụng dưới căng cứng. Mỗi cơn gò sẽ kéo dài từ 30 – 90 giây, cứ 5 phút xuất hiện cơn gò 1 lần. Sau đó cường độ và thời gian xuất hiện sẽ tăng dần.

Lúc này, mẹ bầu thường xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác nhau chảy nước ối, vùng kín ra chất nhầy màu hồng.

  • Giai đoạn chuyển dạ thực sự:

Thời điểm này cơn gò tử cung sẽ với tần suất nhiều hơn, thời gian kéo dài hơn.

Hình ảnh cơn gò tử cung giai đoạn chuyển dạ thực sự đó là cổ tử cung mở khoảng 4 – 10cm. Bụng và lưng đau cứng, có thể kèm theo chuột rút.

Nếu cơn gò xuất hiện với tần suất 3 – 5 phút/lần, mỗi lần 45 – 60s. Lúc này mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để chuẩn bị chào đón em bé.

Vì sao có các cơn gò tử cung? Phân biệt cơn gò và thai máy

 

Cơn gò tử cung xuất hiện là hiện tượng sinh lý bình thường. Điều này sẽ giúp tử cung giãn nở để thích hợp với sự phát triển của thai nhi. Cũng như giúp mẹ có sự chuẩn bị tâm lý khi chuyển dạ.

Theo các bác sĩ, cơn gò tử cung xuất hiện sẽ giúp em bé di chuyển thuận lợi đến xương chậu và cổ tử cung. Như vậy, khi sinh đầu em bé sẽ chúc xuống dưới để thuận lợi ra ngoài.

Thực tế có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa cơn gò và thai máy. Thai máy là sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ. Thai nhi sẽ bắt đầu thai máy từ giữa thai kỳ và càng đến cuối thai kỳ em bé sẽ di chuyển mạnh mẽ hơn.

Với thai máy, thai nhi chỉ di chuyển ở một vùng trong bụng. Còn với cơn gò tử cung sẽ tác động lên toàn vùng bụng của mẹ. Lúc này mẹ sẽ thấy bụng căng và cứng lên nhưng không đau.

Cách xử trí khi xuất hiện cơn gò tử cung

Bên cạnh “Hình ảnh cơn gò tử cung”, mỗi loại cơn gò tử cung sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

  • Nếu cơn gò sinh lý: Để khắc phục mẹ bầu có thể sử dụng chai nước nóng bọc trong khăn và chườm lên bụng. Hoặc đơn giản hơn là tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen bằng nước ấm. Ngoài ra, mẹ cũng nên nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái.
  • Cơn gò chuyển dạ: Trường hợp này mẹ cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Dù chưa đến ngày dự sinh cũng nên nhập viện để tránh tường hợp sinh non. Mẹ bầu hãy bình tĩnh, uống nước ấm, hít thử sâu khi di chuyển đến bệnh viện.

Cơn gò như thế nào thì nhập viện?

Với những mẹ bầu mang thai lần đầu, khi thấy vùng bụng trở nên căng cứng thường tỏ ra lo lắng. Song hiện tượng là bình thường, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên theo dõi thêm, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau cần nhập viện sớm.

  • Tần suất cơn gò diễn ra nhiều hơn.
  • Dù thay đổi tư thế và nằm nghỉ ngơi nhưng cơn gò không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơn gò xuất hiện liên tục ở tam cá nguyệt thứ 2.
  • Cơn gò xuất hiện liên tục và kéo dài trong vài phút. Kèm theo đó là triệu chứng nôn, đau lưng dữ dội. Đây là dấu hiệu cảnh báo sinh non hoặc sảy thai.
  • Tử cung co thắt lúc mạnh lúc yếu không theo chu kỳ. Em bé không còn thai máy như trước.
  • Xuất hiện cơn gò kèm theo chảy dịch âm đạo, có thể là bị rách nhau hoặc vỡ ối. 
  • Co thắt tử cung không theo chu kỳ nhất định kèm theo chảy máu vùng kín.
  • Tử cung cứng, ấn vào thấy đau, mẹ bầu bị nôn, hoa mắt. Trường hợp này nguyên nhân có thể do nhau thai rụng sớm.

Trên đây là thông tin về hình ảnh cơn gò tử cung ở mỗi giai đoạn cũng như lời khuyên từ bác sĩ. Mẹ bầu nên nắm rõ dấu hiệu nhận biết cơn gò sinh lý và bất thường để có biện pháp can thiệp sớm.

Xem thêm bài viết: