Vết chó cắn không chỉ khiến bạn bị đau, chảy máu mà nghiêm trọng hơn còn có thể gây bệnh dại, thậm chí dẫn đến tử vong. Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không? Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày? Cách xử lý như thế nào do đó trở thành nội dung được rất nhiều người quan tâm.
Phân loại mức độ nguy hiểm của vết chó cắn
Chó là loài vật nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy đã được nhà nước cảnh báo nhiều về việc trang bị rọ mõm an toàn cho chó khi ra nơi công cộng nhưng không nhiều người để tâm đến vấn đề này. Tỷ lệ chó cắn do đó ngày càng tăng cao.
Thông thường, vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ như sau:
- Độ 1: Răng của chó không chạm vào da.
- Độ 2: Chó đã chạm răng vào da nhưng chưa gây xước, rách hay chảy máu.
- Mức độ 3: Bề mặt da xuất hiện từ 1 – 4 vết thương hở và nông.
- Độ 4: Có 1 vết cắt, từ 1- 4 vết thương hở. Kèm ít nhất 1 vết thương thủng sâu.
- Mức độ 5: Nhiều vết cắn bao gồm cả vết thương thủng sâu.
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không?
Có bình thường không nếu bạn bị chó cắn gây xây xước nhẹ? Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không? Vết thương bị chó con cắn xước nhẹ tiềm ẩn những rủi ro gì?
Chó là loài động vật thông minh, thân thiện nhưng đôi khi cũng rất hung dữ. Trong quá trình tiếp xúc với chúng, sẽ khó tránh khỏi những lúc bạn bị chúng cắn gây xây xước nhẹ.
Phần lớn trường hợp, chó cắn xước nhẹ không gây nguy hiểm. Vậy nhưng cũng có những tình huống dẫn đến những bi kịch không mong muốn. Điền hình phải kể đến:
Nhiễm trùng do bị chó cắn xước nhẹ ở chân
Theo thống kê, có đến 50% vết cắn của chó có chứa vi khuẩn: Pasteurella, Streptococcus, Capnobacterium, Staphylococcus.
Những loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào da qua vết trầy xước sẽ đẫn đến nhiễm trùng. Nếu bạn là người mắc bệnh mãn tính, đang hóa trị hoặc có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng có thể đi vào máu gây nguy hiểm tính mạng.
Tăng nguy cơ uốn ván nếu da xây xước do chó cắn
Da xây xước do chó cắn nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập và gây hại. Từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, uốn ván.
Một số triệu chứng nhiễm trùng uốn ván thường gặp gồm: Nhức đầu, cong lưng, mệt mỏi khó chịu, cứng hàm, rối loạn thần kinh, co thắt thanh quản, ngừng tim.
Chó cắn xước nhẹ ở chân gây tử vong do bệnh dại
Tại Việt Nam, hơn 99% trường hợp mắc dại là do bị chó cắn. Thậm chí, bệnh xảy ra chỉ vì một vết xước nhỏ của chó con hoặc chó mắc dại liếm nước bọt từ vết trầy xước trên da.
Virus dại trong nước bọt của chó khi xâm nhập vào máu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và cơ quan nội tạng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Phải làm gì khi bị chó cắn xước nhẹ ở chân?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhiều người tuy bị chó cắn nhưng có lớp quần dày bảo vệ nên chỉ bị xước nhẹ. Mức tổn thương không quá nguy hiểm nên không cần tiêm.
Thông thường, người bị chó cắn xước nhẹ ở chân sẽ được chỉ định theo dõi con vật trong 15 ngày nếu:
- Vết cắn chỉ ở mức nhẹ, xa não.
- Con chó sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường.
- Chó đã được tiêm ngừa phòng dại trước đó.
- Không phát hiện có bệnh dại ở súc vật quanh khu vực.
Sau 15 ngày theo dõi, nếu con vật vẫn sống khỏe mạnh bạn có thể yên tâm. Ngược lại, nếu chúng bị ốm, bỏ ăn, mất tích, chết bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và tiêm ngừa.
Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày
Khi bệnh nhân bị chó cắn sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1- 4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm. Nếu là chó dại thì sẽ phát dại trong khoảng từ 7 – 40 ngày. Từ 7 – 10 ngày sau khoảng thời gian bị chó cắn là thời gian phát dại phổ biến nhất. Do đó, sau khi bị chó cắn, bạn nên theo dõi từ 10 – 15 ngày về con chó cắn bạn cùng với những biểu hiện trên cơ thể.
Với những vết thương có vị trí nghiêm trọng, gần khu vực trung ương như mắt, cổ…phải tới những cơ sở y tế để theo dõi. Với những trường hợp chỉ bị xây xước nhẹ, không chảy máu và xa khu thần kinh trung ương thì có thể theo dõi tại nhà.
Bị chó cắn chảy máu ít có sao không? Hướng dẫn cách sơ cứu
Không phải khi nào người bị chó cắn cũng gặp may mắn chỉ xây xước ngoài da. Nhiều trường hợp, chó cắn mạnh gây rách da, chảy máu. Bị chó cắn chảy máu ít có sao không cũng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm.
Trên thực tế, vết thương do chó cắn dù chỉ chảy máu ít cũng có thể gây nhiễm trùng. Do đó, ngay khi bị chó cắn chảy máu, bạn nên xử lý vết thương nhanh chóng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết:
- Trước tiên, bạn hãy nhanh chóng tách rời quần áo khỏi vị trí vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó dính trên vải quần bám nhiều hơn vào vết thương.
- Bạn chườm vết thương bằng gạc sạch cho đến khi máu ngừng chảy.
- Rửa sạch vết thương bằng nước ấm, nước muối sinh lý.
- Ấn đầu ngón tay vào vết thương để máu độc chảy ra. Việc làm này có thể hạn chế sự nhiễm trùng.
- Bôi, rắc thuốc kháng sinh lên vùng da bị thương rồi băng lại cẩn thận.
- Hạn chế để vết băng bó bị nhiễm bẩn hoặc bị ướt.
Cách sơ cứu bị chó cắn chảy máu ít khá đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Trong trường hợp bạn có bệnh lý nền, sức khỏe yếu, bị suy giảm hệ miễn dịch… để cẩn thận bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ.
Những trường hợp khẩn cấp cần tiêm phòng vắc xin dại ngay
Virus lây bệnh dại có thể chuyển từ chó dại sang người nếu không may bị chúng cắn. Những virus này khi tấn công vào máu và hệ thần kinh sẽ đe dọa sức khỏe và tính mạng của bạn.
Thời gian ủ bệnh dại ở mỗi người là khác nhau. Nhanh thì sau 7 ngày, chậm thì khoảng từ 1- 2 tháng. Thậm chí có những trường hợp phải sau 1 năm chó dại cắn mới xuất hiện triệu chứng bệnh.
Theo các bác sĩ, người bệnh cần tiêm phòng dại ngay nếu ở vào những hoàn cảnh sau:
- Chó tấn công vào vùng chứa nhiều dây thần kinh như đầu, mặt, cổ. Tại những vị trí này, virus dại phát tán rất nhanh.
- Mức độ tổn thương do chó cắn nhiều, dập nát.
- Chó dại tấn công vào bộ phận sinh dục, lòng bàn tay.
- Con chó cắn bạn có nhiều biểu hiện bất thường: Chảy dãi, sùi bọt mép, mắt đỏ ngầu, trông buồn bã.
- Chó cắn bạn là chó lạ, chó hoang hoặc đang nằm trong vùng dịch bệnh.
- Bạn có tiền sử mắc tiểu đường, gan thận, ung thư, HIV…
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không? Cũng như bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày. Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã có nắm được những thông tin hữu ích. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm gặp phải, chúng ta nên thận trọng, cố gắng không để chó dại tấn công.
Bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nếu bị chó dại gây xây xước hãy nhanh chóng sơ cứu và tìm gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Xem thêm bài viết: