Mướp đắng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món ăn. Vậy liệu bầu ăn được mướp đắng không? Bầu mấy tháng ăn được mướp đắng? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của mướp đắng
Khổ qua (mướp đắng), loại quả có vị đắng. Đây là một trong những thực phẩm được nhiều người yêu thích vì có chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng. Trước khi giải đáp bầu ăn được mướp đắng không. Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích cũng như thành phần dinh dưỡng của mướp đắng.
Thành phần chính của mướp đắng
Theo đánh giá của các chuyên gia, mướp đắng là loại quả có thành phần dinh dưỡng cao. Trong đó, một số thành phần chính phải kể đến gồm:
- Khoáng chất (canxi, sắt, Natri, carbohydrate);
- Chất xơ;
- Chất béo không bão hòa;
- Chất đạm;
- Vitamin A, C;
- Đường.
Loại quả này chứa hàm lượng đường thấp, song mang đến nguồn vitamin A và C dồi dào. Ngoài ra, mướp đắng còn có chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể như zeaxanthin, lutein.
Lợi ích của khổ qua đối với sức khỏe bà bầu
Mặc dù có vị đắng khiến nhiều người không thích món ăn này. Tuy nhiên, mướp đắng mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Như tốt cho hệ tiêu hóa, gan, cung cấp chất chống oxy hóa. Đây là còn thực phẩm kiểm soát cân nặng, làm đẹp da hiệu quả.
Một số công dụng của mướp đắng phải kể đến như:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân, hạn chế tình trạng tích mỡ thừa.
- Ức chế cholesterol đồng thời cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin rất tốt cho tim mạch.
- Nguồn vitamin A dồi dào có trong mướp đắng giúp bảo vệ mắt, võng mạc.
Có bầu ăn được mướp đắng không?
Bầu ăn khổ qua được không? Theo các bác sĩ, bà bầu vẫn có thể bổ sung mướp đắng trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên:
- Chỉ ăn với tần suất vừa phải mỗi tuần 2 lần.
- Thời điểm tốt nhất ăn khổ qua đó là từ tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, thai đã bám chắt vào tử cung nên sẽ hạn chế nguy cơ sảy thai so với tam cá nguyệt đầu.
Nếu bổ sung các món ăn từ mướp đắng đúng lúc, đúng thời điểm, mẹ bầu sẽ nhận được những lợi ích sau:
Cung cấp nguồn Folate cao
Folate là một trong những khoáng chất quan trọng với mẹ bầu. Chất này không chỉ có tác dụng tham gia quá trình hình thành và phát triển của thai nhi mà còn có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Trong mướp đắng chứa hàm lượng Folate dồi dào. Hàm lượng này có thể đáp ứng đến ¼ lượng Folate cần bổ sung cho thai phụ mỗi ngày.
Cung cấp lượng chất xơ dồi dào
Có bầu ăn mướp đắng được không? Hàm lượng chất xơ có trong mướp đắng sẽ giúp mẹ bầu nhuận tràng, tạo cảm giác no lâu. Thực phẩm này còn giúp cải thiện đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp mẹ hạn chế thèm ăn vặt nên sẽ không bị tăng cân nhiều trong thai kỳ.
Bầu ăn mướp đắng giúp kiểm soát đường huyết
Bầu ăn được mướp đắng không? Từ lâu, nhiều người chia sẻ về công dụng của mướp đắng trong kiểm soát đường huyết. Với những người thừa cân, tiểu đường hay cả mẹ bầu cũng không nên bỏ qua thực phẩm này.
Mẹ bầu bổ sung mướp đắng hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng huyết tốt nhất. Charantin và polypeptide-P có trong mướp đắng sẽ giúp mẹ phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Đặc biệt là những mẹ bầu có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn.
Mới có bầu ăn mướp đắng được không? Khả năng chống oxy hóa cao
Mẹ bầu sau 3 tháng đầu có thể bổ sung mướp đắng. Vì đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cao.
Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong mướp đắng sẽ giúp mẹ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, mẹ bầu đừng bỏ qua thực phẩm này nhé.
Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cần thiết cho thai nhi
Như đã chia sẻ ở trên, mướp đắng là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào. Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin, khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, pyridoxine, niacin, canxi… Những chất này đều rất hữu ích trong quá trình phát triển của thai nhi.
Những lưu ý khi sử dụng mướp đắng cho bà bầu
Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn cũng đã giải đáp bầu ăn được mướp đắng không. Mặc dù loại quả này chứa nguồn dinh dưỡng cao song nếu sử dụng không đúng cách sẽ đem lại tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, khi mẹ bầu sử dụng mướp đắng, cần nắm rõ một số vấn đề sau:
Tác dụng phụ của khổ qua đối với bà bầu
Lỡ ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai, không đúng thời điểm, mẹ bầu có thể đối mặt với một số biến chứng dưới đây.
- Độc tính: Trong mướp đắng chứa kiềm như quinin, nhựa, glycosid saponic, morodicine… Đây đều là những chất có thể phát tán độc tính. Lúc này, mẹ bầu lỡ ăn mướp đắng nhiều có thể gặp một số dấu hiệu như buồn nôn, mẩn đỏ, tiêu chảy, yếu cơ, tiết nhiều nước bọt.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Sử dụng mướp đắng thường xuyên với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu chảy.
- Gây mẫn cảm ở một số người: Nếu chế biến không đúng cách, ăn hạt của mướp đắng có thể gây kích ứng. Đặc biệt, chất arils màu đỏ trong các quả mướp đắng chín rất độc hại với trẻ em.
- Chuyển dạ sinh non: Sử dụng mướp đắng khi mới có bầu rất dễ gây co bóp tử cung, sảy thai, sinh non.
Cách dùng mướp đắng cho bà bầu
Mặc dù mướp đắng có thể gây một số tác dụng phụ cho mẹ bầu. Song nếu mẹ ăn với thời điểm hợp lý, tần suất phù hợp thì không có hại. Dưới đây là cách dùng mướp đắng mẹ bầu nên biết.
- Thời điểm ăn mướp đắng đó là từ tháng thứ 4 của thai kỳ.
- Một tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần, không ăn liên tiếp và không ăn nhiều.
- Nấu chín mướp đắng sẽ làm giảm nồng độ độc tố.
- Mẹ nên chế biến mướp đắng đơn giản để giữ hàm lượng dinh dưỡng có trong mướp đắng.
- Nếu mẹ bầu bị nóng trong không nên dùng mướp đắng. Có thể thay thế bằng đỗ đen, rau má, diếp cá hay nhân trần.
Một số câu hỏi xung quanh việc dùng mướp đắng khi có bầu
Phần cuối bài viết chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi xung quanh bầu ăn được mướp đắng không.
Mang thai 3 tháng đầu ăn khổ qua được không?
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm vì lúc này thai có tỷ lệ sảy thai cao. Do đó, mẹ bầu cần phải lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn khổ qua được không?
Các bác sĩ khuyến cáo thời điểm này mẹ không nên ăn mướp đắng. Bởi lúc này thai chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Việc sử dụng thường xuyên sẽ gây kích thích tử cung co bóp, gây xuất huyết, hỏng thai, sinh non.
Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không?
Tháng thứ 4 mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này tình trạng ốm nghén đã được cải thiện đáng kể. Do đó, mẹ có thể thoải mái lựa chọn đa dạng các món ăn mà không lo bị nôn ói.
Vậy bầu 4 tháng ăn khổ qua được không? Thời điểm này mẹ có thể yên tâm dùng mướp đắng trong các bữa ăn. Hàm lượng chất xơ và các khoáng chất trong mướp đắng rất hữu ích cho sự phát triển của thai nhi. Song mẹ cũng lưu ý ăn với tần suất vừa phải để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu 5 tháng ăn khổ qua được không?
Từ tháng thứ 5 trở đi mẹ sẽ thấy cân nặng tăng nhiều hơn. Lúc này, tử cung cũng sẽ mở nên mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Mẹ bầu 5 tháng ăn mướp đắng được không? Thời điểm này mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón. Do đó, mẹ cần ưu tiên chọn những món ăn có lợi cho tiêu hóa. Trong đó, mướp đắng là gợi ý hoàn hảo vì chứa hàm lượng chất xơ cao.
Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không?
Có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không. Thời điểm này mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để thai phát triển, giúp mẹ có sức khỏe tốt nhất để vượt cạn. Mẹ đừng quên bổ sung mướp đắng trong các bữa vì đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Trên đây là thông tin giải đáp bầu ăn được mướp đắng không cũng như một số lưu ý khi ăn mướp đắng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ.
Xem thêm bài viết: