Trung tâm chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là chuyên khoa chỉnh uy tín ở nước ta. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại. Nơi đây đã nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh.
Trong phạm vi bài viết sau, sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh viện. Bao gồm giờ làm việc, quy trình khám, bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình… Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Giới thiệu chung về Trung tâm Chỉnh hành Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở y tế hàng đầu về chấn thương chỉnh hình tại Việt Nam. Nơi đây chuyên về việc khám, chữa trị và phục hồi chức năng cho các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
Trung tâm có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại khu vực miền Nam. Đóng góp đáng kể vào sự nâng cao chất lượng cuộc sống của những người cần điều trị trong lĩnh vực này.
Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm được tóm tắt như sau:
- Năm 1962: Trung tâm được thành lập bởi một thương nhân người Hoa và có tên gọi Sùng Chính. Lúc này, Trung tâm được xây dựng trên diện tích gần 6000 m2.
- Năm 1978: Trung tâm chuyển từ tư nhân sang quản lý công và đổi tên thành bệnh viện Trần Hưng Đạo. Cơ sở vật chất của bệnh viện tại thời điểm này có 320 giường.
- Năm 1985: Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bình Dân được sát nhập vào bệnh viện Trần Hưng Đạo. Bệnh viện đổi tên thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.
- Năm 1996: Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình được xếp hạng là Trung tâm chuyên khoa đầu ngành hạng I. Trở thành Trung tâm thực hành của Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Y tế của trường Đại học Y Dược TP.HCM.
- Năm 2002: Dưới sự quyết định của Chủ tịch UBND Thành Phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước đi quan trọng để thể hiện tầm quan trọng và uy tín của bệnh viện trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.
Hiện tại bệnh viện đã không ngừng đầu tư và phát triển. Với cơ sở hạ tầng khang trang và đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bệnh viện hiện có 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú. Đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.
Địa chỉ liên hệ
Để đăng ký khám cũng như giải đáp các thắc mắc, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện qua địa chỉ dưới đây:
- Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo – phường 1 – quận 5 – TP. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028.39235791 – 39235821 – 39237007
- Số Fax: 028.39235791
- Website chính thức: www.bvctch.vn
- Email: [email protected]; [email protected]
Thời gian làm việc
Hiện nay, Trung tâm Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh có triển khai 3 hình thức khám là khám giờ hành chính, khám ngoài giờ và khám dịch vụ. Lịch làm việc cụ thể như sau:
Khám giờ hành chính:
- Thứ 2 – Thứ 6: Từ 6:00 – 15:45.
- Thứ 7 – Chủ nhật: Bệnh viện chỉ làm vào buổi sáng từ 6:30 – 12:00.
Khám ngoài giờ:
Để khám ngoài giờ, người bệnh liên hệ trước qua tổng đài 028 1080. Lịch làm việc cụ thể:
- Thứ 2 – thứ 6: Từ 16:00 – 18:00.
- Thứ 7: Sáng 7:00 – 11:00; chiều 14:00 – 17:00.
- Chủ nhật: Sáng 8:00 – 11:00; chiều 14:00 – 17:00.
Khám theo yêu cầu:
- Thứ 2 – Thứ 6: Từ 7:00 – 20:00.
- Thứ 7 – Chủ Nhật: Từ 7:00 – 12:00
- Phòng cấp cứu làm việc 24/7.
Hướng dẫn đường đi
Để đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TP.HCM từ Bến xe miền Tây và Bến xe miền Đông, người bệnh có thể tuân theo hướng dẫn sau đây.
Từ Bến xe miền Tây:
- Từ Bến xe miền Tây, có thể bắt một trong các tuyến xe buýt số 9, 622, 621, hoặc 144 để đi đến Bến xe Chợ Lớn.
- Tại Bến xe Chợ Lớn, chuyển sang tuyến xe buýt số 1 (Chợ Lớn – Bến Thành) để đến Bệnh viện.
Xe buýt số 1 có tần suất cao và thời gian di chuyển từ Bến xe Chợ Lớn đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khoảng 30 – 35 phút.
Từ Bến xe miền Đông:
- Từ Bến xe miền Đông, có thể bắt một trong các tuyến xe buýt số 19 hoặc 45 để đến Chợ Bến Thành.
- Tại Chợ Bến Thành, chuyển sang tuyến xe buýt số 1 (Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn) để đến Bệnh viện.
Xe buýt số 1 sẽ đưa bạn đến Bệnh và thời gian di chuyển từ Chợ Bến Thành là khoảng 30 – 35 phút.
Bác sĩ giỏi Bệnh viện chấn thương chỉnh hình
Một trong những thế mạnh của bệnh viện đó chính là có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm và giàu y đức. Một số bác sĩ giỏi bệnh viện Chấn thương chỉnh hình phải kể đến như:
- Tiến sĩ – Bác sĩ Trương Trí Hữu: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Thạc sĩ – Bác sĩ CKII Lê Gia Ánh Thỳ: Trưởng khoa Chi Trên.
- BS Võ Văn Thành: Trưởng khoa Cột sống A.
- BS CKII Võ Hòa Khánh: Trưởng phòng Quản lý Chất lượng.
- Bác sĩ Võ Quang Đình Nam: Phó trưởng khoa chỉnh hình Nhi.
- BS Trần Quang Hiển: Phó khoa Cột sống A.
- BS Phan Đức Minh Mẫn: Trưởng khoa chỉnh hình Nhi.
- Bác sĩ Võ Văn Sĩ: Trưởng khoa Cột sống B.
- BS Trần Quang Hiển: Phó khoa Cột sống A.
Cơ sở vật chất
Trung tâm có cơ sở vật chất khang trang và được trang bị nhiều thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh nhân. Dưới đây là danh sách một số thiết bị quan trọng mà bệnh viện sở hữu:
- Máy siêu âm: Được sử dụng để tạo ra hình ảnh hình dạng và cấu trúc bên trong cơ thể. Giúp trong việc chẩn đoán và theo dõi các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp và các chấn thương chỉnh hình.
- Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu: Thiết bị này được sử dụng để kiểm tra và đánh giá tuần hoàn máu, đặc biệt là tim và các mạch máu. Để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân có vấn đề về tim mạch.
- Máy chụp X – quang: Máy chụp X-quang được sử dụng để tạo ra hình ảnh cấu trúc xương và cơ xương của bệnh nhân. Đây là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá chấn thương chỉnh hình.
- Chụp CT Scanner: Máy chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về cơ xương khớp và các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Đây là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
- Máy chụp cộng hưởng từ MRI: Máy MRI tạo ra hình ảnh chi tiết và rõ ràng của cơ xương khớp và mô mềm. Giúp trong việc chẩn đoán và theo dõi các vấn đề về chỉnh hình và cơ xương khớp.
- Máy nội soi: Thiết bị nội soi được sử dụng trong các ca phẫu thuật và thăm khám. Để xem xét và điều trị các vấn đề trong cơ xương khớp một cách chi tiết và chính xác.
Trung tâm Chỉnh hình TPHCM khám gì?
Hiện nay, Trung tâm Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh có 16 khoa khác nhau. Bao gồm:
- Phẫu thuật chi trên: Điều trị các trường hợp bị dị tật và chấn thương ở chi trên và đào tạo sinh viên y khoa.
- Phẫu thuật chi dưới: Cấp cứu và khám các bệnh lý liên quan đến chi dưới, đào tạo tham gia vào nghiên cứu.
- Cột sống A: Khám và điều trị các bệnh lý về cột sống, nghiên cứu và phát triển các phương pháp chữa trị cột sống.
- Cột sống B: Nghiên cứu y khoa, đào tạo giảng dạy.
- Bệnh học cơ xương khớp: Đào tạo và giảng dạy cho sinh viên y khoa.
- Vi phẫu tạo hình: Nối hoặc tái tạo các ngón tay và xử lý các vấn đề về dây thần kinh ở tay.
- Khoa cấp cứu: Chịu trách nhiệm cấp cứu 24/24 giờ.
- Chỉnh hình nhi: Điều trị các bệnh lý liên quan đến dị tật bẩm sinh, đào tạo và nghiên cứu.
- Khám chuyên khoa: Thăm khám và điều trị các bệnh lý về chi trên, chi dưới, cột sống và nhi.
- Khoa dược: Quản lý, cung ứng và cấp phát thuốc cho bệnh nhân, đào tạo sinh viên và cao đẳng ngành dược.
- Xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh và quản lý ngân hàng máu.
- Phục hồi chức năng: Bao gồm điện trị liệu, vật lý trị liệu và đo điện.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn: Kiểm tra và giám sát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Dinh dưỡng: Kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân và cung cấp tư vấn dinh dưỡng.
- Vệ tinh an bình: Điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.
Quy trình khám chữa bệnh của trung tâm
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình có khám bảo hiểm không? Câu trả lời là có. Nơi đây có nhận khám bảo hiểm và không bảo hiểm với quy trình khác nhau. Cụ thể:
Khám và chữa bệnh có BHYT
Quy trình khám và chữa bệnh có BHYT tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM như sau:
Bước 1:
- Lấy số thứ tự: Bệnh nhân đến quầy bàn hướng dẫn của bệnh viện và lấy số thứ tự. Số thứ tự này sẽ xác định thứ tự được gọi khám.
- Nộp giấy tờ: Tại quầy tiếp nhận, bạn nộp các giấy tờ cần thiết, bao gồm CMND (bản chính), thẻ BHYT và giấy chuyển viện (nếu có). Đồng thời, cũng nộp sổ khám chữa bệnh.
- Duyệt BHYT: Tiếp theo, đến phòng 11 để duyệt BHYT. Tại đây, nhân viên kiểm tra và xác nhận thông tin BHYT.
- Phân phòng khám chuyên khoa: Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, người bệnh sẽ được phân phòng khám chuyên khoa tương ứng với triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe. Tại đây, người bệnh sẽ nhận số thứ tự khám chữa bệnh.
Bước 2:
- Nộp sổ khám: Trước khi vào phòng khám, nộp sổ khám vào trước cửa phòng.
- Khám bệnh: Chờ đến lượt và được gọi vào phòng khám. Bác sĩ sẽ thực hiện khám chẩn đoán, lắng nghe mô tả triệu chứng và yêu cầu các xét nghiệm hoặc thăm khám chuyên khoa nếu cần thiết.
- Nhận toa thuốc (nếu cần): Sau cuộc khám, nếu bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh sẽ nhận toa thuốc.
Quy trình thăm khám không có BHYT
Với bệnh nhân không có BHYT, quy trình khám sẽ như sau:
Bước 1:
- Mua sổ khám bệnh: Mua sổ khám bệnh tại quầy hướng dẫn. Sau khi mua, cần điền đầy đủ thông tin vào phiếu khám và lấy số thứ tự.
- Phòng số 11: Tiếp theo, người bệnh đến phòng số 11 và chờ phân phòng khám chuyên khoa. Tại đây, người bệnh cũng cung cấp số thứ tự khám chữa bệnh.
Bước 2:
- Nộp sổ khám: Trước khi vào phòng khám, người bệnh nộp sổ khám bệnh vào trước cửa phòng.
- Khám bệnh: người bệnh đến lượt và được gọi vào phòng khám. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
- Nhận đơn thuốc: Sau cuộc khám, nếu bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh sẽ nhận toa thuốc tại phòng khám và được hướng dẫn về cách sử dụng thuốc.
Bước 3: (nếu có)
- Đóng phí: Trong trường hợp bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hoặc cận lâm sàng khác. Người bệnh sẽ đến phòng thu phí số 1 hoặc số 2 để đóng tiền cho các dịch vụ này.
- Thực hiện xét nghiệm: Sau khi thanh toán, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến khu vực cận lâm sàng để thực hiện các xét nghiệm hoặc chụp X-quang, nếu cần thiết.
- Nhận kết quả: Sau khi có kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán cận lâm sàng. Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để nhận đơn thuốc hoặc tiếp tục tư vấn với bác sĩ.
Bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Chi phí khám chữa bệnh tại Trung tâm Chỉnh hình TPHCM được niêm yết rõ ràng theo quy định. Dưới đây là bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để người bệnh tham khảo.
Các dịch vụ được BH chi trả:
- Khám bệnh: 20.000 đồng.
- Siêu âm: 30.000 – 171.000 đồng.
- Công chích hội chẩn: 200.000 đồng.
- Cung cấp máu: 35.000 – 1.095.000 đồng.
- EMG: 117.000 đồng.
- X – quang kỹ thuật số: 58.000 – 108.000 đồng.
- Phẫu thuật: 174.000 – 14.016.000 đồng.
- Vật lý trị liệu: 5.000 – 1.756.000 đồng.
- Chụp và nong cầu nối mạch chi: 5.175.000 đồng.
- Bó bột: 104.000 – 654.000 đồng.
- Thay băng: 30.000 – 188.000 đồng.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: 1.700.000 – 2.500.000 đồng.
- Cấp cứu: 8.000 – 239.000 đồng.
- Chụp CT: 1.377.000 – 4.037.000 đồng.
Các dịch vụ không được BH chi trả:
- Xét nghiệm: 6.000 – 200.000 đồng.
- Bột tăng cường khi bó, nẹp: 16.500 – 135.000 đồng.
- Mời bác sĩ siêu âm ngoài giờ: 30.000 đồng.
- Oxy: Tùy loại oxy đồng mà giá khác nhau từ 5.000 – 105.000 đồng.
- SAT và ống chích: 19.000 đồng.
- Công chích khớp: 10.000 đồng.
- Siêu âm khớp (siêu âm màu): 100.000 đồng.
- Cung cấp máu: 130.000 – 8.580.000 đồng.
- Công chích thuốc tương phản: 80.000 đồng.
- Máy nội soi: 800.000 đồng.
- Thủ cơ: 25.000 đồng.
Trên đây là thông tin về Trung tâm Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thăm khám tại đây.
Xem thêm bài viết: