Các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, mẹo cuối cực đơn giản

Các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, mẹo cuối cực đơn giản

Đau mắt đỏ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Căn bệnh này còn có khả năng lây lan nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng này, hãy thử áp dụng một số mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất dưới đây nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp tính là tình trạng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Khi bị đau mắt đỏ, phần kết mạc của mắt (tức lớp màng mỏng bao phủ bề mặt mắt) bị viêm nhiễm. Triệu chứng đau mắt đỏ bao gồm đỏ, kích ứng, đau, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, và ngứa. 

Đau mắt đỏ có lây không? Câu trả lời là CÓ. Căn bệnh này có thể lây truyền sang cho những người khác thông qua việc tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt và bắt tay,..

Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ bao gồm dị ứng mắt, chấn thương, bệnh tự miễn dịch, sử dụng kính áp tròng kéo dài hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng,…. Gây nên.

Đau mắt đỏ nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm kết mạc mãn tính, loét giác mạc, sẹo giác mạc, đau mắt hột, giảm thị lực, và mù lòa.

Nếu bạn gặp triệu chứng đau mắt đỏ, hãy chủ động đi thăm khám, để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang cho những người xung quanh.

[Bật mí] Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất

Có rất nhiều cách để trị đau mắt đỏ khác nhau. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là những mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, bạn có thể tham khảo: 

Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì?

[Bật mí] Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất

Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể giúp chữa đau mắt đỏ một cách hiệu quả. Loại thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng thuốc nhỏ mắt sẽ được điều chỉnh dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ra viêm kết mạc của bạn.

Nếu bạn đang băn khoăn đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (nước muối sinh lý). Đây là loại thường được sử dụng để rửa sạch ghèn và giữ mắt sạch sẽ. 

Tuy nó không phải là loại thuốc trị viêm kết mạc cấp tính, nhưng nó có thể giúp làm sạch mắt và giảm triệu chứng tạm thời. Với các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần kháng sinh, kháng viêm, bạn cần đi khám để được bác sĩ kê đơn. Nhằm tránh các vấn đề không mong muốn.

Chườm mắt– Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất

Đau mắt đỏ gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt như: ngứa, chảy nước mắt, cộm và đau nhức vùng mắt. Do đó, bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc khăn lạnh để làm giảm các triệu chứng tạm thời.

Chườm khăn sẽ giúp tăng lưu thông máu ở vùng mắt, giảm kích ứng và cảm giác đau đớn. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp tăng lượng dầu tiết ra ở mí mắt, giúp duy trì độ ẩm cho mắt và giảm triệu chứng mắt khô.

Tuy nhiên, nếu chườm khăn ấm, bạn không nên để nước nóng quá. Bởi mắt là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Đắp khăn nóng quá rất dễ gây bỏng mắt.

Thời gian chườm khăn lý tưởng chỉ nên duy trì trong khoảng 10-15 phút. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng, chứ không thể chữa khỏi căn bệnh này. Do đó, việc đi thăm khám vẫn cần thiết hơn cả.

Cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất – Kiểm tra kính áp tròng

Việc kiểm tra và thay thế kính áp tròng là một phần quan trọng của việc quản lý và điều trị các vấn đề liên quan đến đau mắt đỏ. Mắt là một cơ quan rất nhạy cảm, việc sử dụng kính áp tròng không phù hợp, dùng kính áp tròng cũ và không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm viêm kết mạc, viêm mạc tiết dịch và kích ứng mắt.

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, nên tuân thủ các hướng dẫn và lịch kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa mắt. Điều này đảm bảo rằng bạn sử dụng kính áp tròng phù hợp với mắt của bạn và không gây ra các tác động phụ. 

Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng không bình thường hoặc cảm thấy không thoải mái khi sử dụng kính áp tròng, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo bác sĩ mắt để kiểm tra và điều chỉnh loại kính áp tròng phù hợp hơn.

Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất tiếp theo đến từ chế độ ăn hàng ngày. Khi mắc phải căn bệnh này, để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, bạn nên chú ý kiêng các loại đồ ăn sau: 

  • Thực phẩm có mùi tanh: Thực phẩm như tôm, cá, ốc, có mùi tanh nồng có thể gây kích ứng mắt. Do đó, cần hạn chế sử dụng.
  • Chất kích thích và đồ uống có ga: Cà phê và đồ uống có cồn,…dễ gây mất nước và tăng tình trạng mắt khô. Vì vậy, trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, cần hạn chế tiêu thụ chúng.
  • Chất béo động vật: Mỡ động vật làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật. Hãy thay thế chúng bằng các nguồn dầu thực vật hoặc dầu cá để hỗ trợ phản ứng miễn dịch và hỗ trợ quá trình hồi phục khi bạn đang chữa trị đau mắt đỏ.

Những loại thực phẩm nên ăn khi bị đau mắt đỏ

Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng, chế độ ăn uống cân bằng có vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe của mắt. Dưới đây là một số loại thực phẩm thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh đau mắt đỏ: 

  • Rau xanh giàu chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ các bệnh về mắt.
  • Lòng đỏ trứng chứa lutein, zeaxanthin và kẽm, … Các chất này có thể giúp bảo vệ và giảm viêm cho mắt.
  • Cá béo và dầu cá có chứa omega-3 có tác dụng chống viêm, rất tốt cho mắt, đặc biệt giúp giảm triệu chứng khô mắt.
  • Cà rốt chứa beta-carotene, cung cấp vitamin A cần thiết cho thị lực và sức khỏe tổng thể của mắt.
  • Ớt chuông màu cam giàu vitamin C có lợi cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe của mắt bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen.
  • Việt quất có khả năng giúp bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Nếu bạn bị đau mắt đỏ hoặc trong gia đình có người mắc bệnh. Bạn cần lưu ý một số biện pháp sau đây để hạn chế lây lan bệnh sang cho người khác: 

Rửa tay thường xuyên

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây là một biện pháp quan trọng để ngăn lây bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng trước và sau khi tiếp xúc với mắt hoặc dùng thuốc nhỏ mắt.

Tránh chạm vào mắt

Khi bị đau mắt đỏ bạn sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, song đừng dụi hoặc chạm vào mắt mà không rửa tay trước. Bởi hành động này có thể làm tình trạng đau mắt của bạn trở nên trầm trọng hoặc lây lan bệnh sang mắt còn lại.

Làm sạch mắt và vùng xung quanh mắt

Làm sạch mắt và vùng xung quanh mắt bằng khăn sạch + nước muối sinh lý. Để riêng khăn mặt hoặc bỏ khăn sau khi sử dụng,… sẽ giúp ngăn lây lan bệnh.Không dùng chung các vật dụng cá nhân:

Không nên dùng chung vật dụng cá nhân

Người bị đau mắt đỏ không nên sử dụng chung đồ dùng các nhân với những người xung quanh như kính mắt, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm, khăn lau, gối, khăn tắm, và găng tay,….

Ngừng đeo kính áp tròng

Trong giai đoạn mắc bệnh, bạn nên ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ mắt cho phép.

Làm sạch và bảo quản kính áp tròng đúng cách

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách làm sạch và bảo quản chúng.

Không đi bơi trong giai đoạn mắc bệnh

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ tuyệt đối không nên đi bơi. Bởi nếu đi bơi, bạn sẽ lây lan bệnh cho nhiều người khác. Đồng thời khiến tình trạng bệnh của mình trở nên nghiêm trọng hơn.

Vẫn cần chăm sóc khi bệnh đã điều trị khỏi để tránh tái nhiễm

Khi đã điều trị khỏi đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp để tránh tái nhiễm bệnh, bao gồm việc vứt bỏ các dụng cụ cá nhân đã sử dụng và làm sạch kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một vài mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, cũng như lưu ý trong cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Hi vọng rằng, nội dung bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn và gia đình.