Lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách sử dụng đinh lăng chữa bệnh

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách sử dụng đinh lăng chữa bệnh

Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến. Loại cây này mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, do đó còn được gọi là “sâm của người nghèo”. Theo dõi bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ lá đinh lăng có tác dụng gì? Kèm cách sử dụng chi tiết.

Nội dung chính

Đặc điểm nhận diện của lá đinh lăng

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc họ nhân sâm, nguồn gốc Ấn Độ. Đây là loài cây bụi, cao chừng 5m và rộng từ 2-3m. 

Lá đinh lăng thường có dạng lá chắn hoặc chân chim màu xanh lục. Mỗi thân lá dài lại được chia làm nhiều gân lá nhỏ, mọc đối xứng từ gốc đến đỉnh lá. Kích cỡ lá trung bình, không quá lớn hoặc nhỏ.

Một số loại lá đinh lăng có mùi hương đặc trưng. Thường được miêu tả là một hỗn hợp giữa mùi hương đất và một chút hương thảo dược.

Trên thế giới hiện có tổng cộng 150 loại đinh lăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có 7 loại phổ biến. Dựa vào đặc trưng của lá mà dân gian chia chúng thành những loại sau: Lá nhỏ (phổ biến nhất), lá to, đinh lăng đĩa, lá răng, lá tròn, lá vằn, mép lá bạc…

Những người không nên uống lá đinh lăng

Mặc dù lá đinh lăng có nhiều ưu điểm và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cũng có một số nhóm người nên cẩn trọng hoặc không nên sử dụng lá đinh lăng. 

  • Phụ nữ mang thai: Hoạt chất saponin trong lá đinh lăng có khả năng tán huyết, đánh vỡ hồng cầu. Nó cũng gây lợi tiểu, co bóp tử cung gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người bị dị ứng: Một số người có thể mắc dị ứng hoặc phản ứng mẫn cảm đối với lá đinh lăng. Ngay khi gặp phải những phản ứng không mong muốn này, bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. 
  • Người đang dùng thuốc: Lá đinh lăng có thể gây tương tác với các loại thuốc chữa bệnh khác. Từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Thậm chí khiến thuốc trở nên phản tác dụng.
  • Đối với trẻ em: Hệ cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện và dễ bị ngộ độc. Do đó, bố mẹ chỉ nên dùng lá đun nước tắm cho trẻ thay vì dùng nước uống.

Lá đinh lăng có tác dụng gì? 10+ Công dụng chữa bệnh đáng kinh ngạc

Trong Đông y và Tây y, lá đinh lăng đều được biết đến là nguyên liệu mang nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe. Vậy nhưng, cụ thể lá đinh lăng có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh của lá đinh lăng ra sao thì rất ít người nắm được đầy đủ.

Uống lá đinh lăng hàng ngày có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe

Uống lá đinh lăng hàng ngày có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy, lá đinh lăng chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Điển hình phải kể đến: Vitamin B1, B2, B6; Vitamin C; Các loại acid (amin lysin, cystein, methionin…).

Mỗi ngày uống một cốc nước đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, sức khỏe tăng cường. Đặc biệt là những người vừa ốm dậy, các mẹ sau sinh…

Lá đinh lăng – Vị thuốc bổ thận, tráng dương cho phái mạnh

Lá đinh lăng – Vị thuốc bổ thận, tráng dương cho phái mạnh

Nam giới vẫn thường hay ám ảnh về khả năng chinh chiến của mình. Thậm chí, nhiều người phải nhờ đến sự hỗ trợ từ các loại thuốc bổ để bản thân luôn sung mãn.

Trên thực tế, dân gian cũng có bài thuốc từ lá đinh lăng vô cùng hữu ích. Thành phần hoạt chất saponin trong loại lá này giống như nhân sâm. Kiên trì sử dụng chẳng những tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý.

Nước đinh lăng giúp lợi tiểu 4 lần so với râu ngô, rễ chanh

Để kích thích lợi tiểu, ngừa viêm đường tiết niệu dân gian thường mách nhau sử dụng râu ngô, rễ chanh đun nước uống. Ít người biết, nước lá đinh lăng giúp lợi tiểu tốt gấp 4 lần 2 loại nguyên liệu trên.

Lá đinh lăng chứa thành phần saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen… Đây đều là những chất có khả năng kích thích baàng quang co bóp gây lợi tiểu. Do đó là lựa chọn hữu ích khi bạn bí bị tiểu, tiểu buốt rắt, viêm nhiễm đường tiểu.

Bí quyết tăng tiết sữa, hạn chế tắc sữa từ lá đinh lăng

Tắc sữa, mất sữa là nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh. Nếu không muốn bản thân rơi vào tình huống éo le này, các mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp đắc lực của lá đinh lăng.

Với bảng thành phần chứa hơn 20 loại acid amin khác nhau, phytosterol, glycosid, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, Sắt, Magie, Kali… Đinh lăng chẳng những giúp mẹ bầu bồi bổ sức khỏe mà còn gọi sữa về nhanh chóng.

Tình trạng tắc tia sữa, mất sữa, ít sữa cũng được thuyên giảm đáng kể. Sẽ tốt hơn nếu mẹ uống nước được pha ấm thay vì dùng nước lạnh.

Tăng cường trí nhớ nhờ bài thuốc dân gian từ lá cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng chứa rất nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là B1. Do đó, chúng có khả năng tăng cường hệ thần kinh, chống suy giảm trí nhớ, tăng khả năng tiếp nhận của tế bào thần kinh vỏ não.

Nếu bạn nhận thấy khả năng ghi nhớ của mình giảm sút, hãy ăn, uống nước đinh lăng thường xuyên hơn nhé.

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Cải thiện tình trạng biếng ăn

Lá đinh lăng có tác dụng gì

Sự góp mặt của 20 loại acid amin trong lá đinh lăng khiến loại lá này có khả năng cải thiện tiêu hóa. Kích thích sự thèm ăn của cơ thể, giúp bạn ăn ngon miệng hơn, cơ thể dễ hấp thu hơn.

Mất ngủ phải làm sao? Hãy để lá đinh lăng lo liệu

Lá đinh lăng tuy nhỏ nhưng lại có võ, giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ hữu hiệu. Theo Đông Y, lá đinh lăng hơi đắng, tính bình, vị nhạt giúp an thần, trị mất ngủ rất tốt. 

Còn theo y học hiện đại, những hoạt chất trong lá cây có tác dụng ức chế men Monoamine oxidase, kích thích dẫn truyền thông tin tại xung thần kinh, xua tan cảm giác mệt mỏi.

Mùi hương của lá nhẹ nhàng giúp an thần, đả thông kinh mạch. Bạn có thể lấy lá đinh lăng đem phơi khô làm gối để hỗ trợ giấc ngủ mỗi ngày được tốt hơn.

Lá của cây đinh lăng giúp cải thiện chức năng gan

Rất nhiều loại acid amin trong lá của cây đinh lăng chứa methionin. Đây là một loại acid amin quan trọng có chức năng bảo vệ gan, làm mát và giải độc gan.

Tác dụng của lá đinh lăng: Trị ho lâu ngày không khỏi

Tác dụng của lá đinh lăng: Trị ho lâu ngày không khỏi

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá cây đinh lăng làm bài thuốc chữa ho lâu ngày. Lá có vị đắng, tính mát kèm nhiều B1 và hoạt chất saponin giúp long đờm, bổ phổi. 

Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ lá đinh lăng

Lá đinh lăng được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để hỗ trợ sức khỏe. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến tại nhà mà các bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Mẹo dùng đinh lăng sấy khô tăng cường sức đề kháng

Rửa sạch và sấy khô lá đinh lăng. Xay nhuyễn thành phẩm đã sấy khô thành bột. Mỗi ngày, trộn một muỗng bột lá đinh lăng với mật ong và uống trước bữa ăn.

Kết hợp đinh lăng với hoa hòe giúp giảm căng thẳng

Lá đinh lăng và lá hoa hòe khi kết hợp với nhau sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực không mong muốn. 

Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn trộn 1-2 gram lá đinh lăng tươi với 3-4 gram lá hoa hòe. Sau đó đun cùng với nước sôi trong 10-15 phút. Uống 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Làm dịu ho với đinh lăng, mật ong và chanh

Đinh lăng, mật ong và chanh là 3 nguyên liệu trị ho vốn đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Kết hợp cả 3 càng giúp chúng phát huy nhiều công dụng. 

Bạn lấy một ít lá đinh lăng tươi và ép lấy nước. Trộn nước lá đinh lăng với mật ong và nước chanh tươi. Uống hỗn hợp này đều đặn cho đến khi cơn ho giảm hẳn.

Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa từ đinh lăng và gừng tươi

Để hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn, bạn cần đến sự trợ giúp của cặp đôi đinh lăng và gừng tươi.

Hãy rửa sạch 2 loại nguyên liệu này rồi xay nhuyễn. Sau đó trộn với nước ấm, uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

Tắm lá đinh lăng có tác dụng làm trắng da

Tắm lá đinh lăng có tác dụng làm trắng da

Thay vì đến spa hoặc các thẩm mỹ viện đắt đỏ, chị em hoàn toàn có thể tự tắm trắng tại nhà bằng lá đinh lăng.

Lá đinh lăng đem rửa sạch, đun sôi. Nước nguội đem đi tắm như bình thường. Hiệu quả sẽ tốt hơn nếu bạn có bồn tắm và ngâm mình với nước lá từ 20 – 30 phút. Khi này, các tinh chất sẽ ngấm sâu vào da, cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo làn da trắng sáng.

Công thức trị mụn tuyệt vời với lá đinh lăng

Để trị mụn, bạn hãy lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nhuyễn kèm vài hạt muối. Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng mụn cho đến khi khô lại thì rửa sạch bằng nước. Kiên trì áp dụng ngày 2 lần sáng tối để làn da được phục hồi đáng kể.

Uống lá đinh lăng nhiều có tốt không?

Nước đinh lăng là một loại thảo dược có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó được sử dụng trong Đông y như một loại thuốc bổ, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ và cải thiện tuần hoàn máu.

Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thảo dược nào, việc uống đinh lăng nhiều cũng cần có mức độ và cân nhắc. Việc dùng quá nhiều đinh lăng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.

Do đó, trước khi sử dụng đinh lăng dưới dạng viên nén hoặc nước uống, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về thảo dược để biết liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Một số lưu ý khi dùng lá đinh lăng bạn cần ghi nhớ

Để sử dụng lá đinh lăng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn, các bạn cần ghi nhớ:

Nguồn gốc và chất lượng: Hãy chắc chắn lá đinh lăng được mua từ nguồn đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng. Điều này đảm bảo lá đinh lăng tự nhiên, không chứa hóa chất hay tạp chất gây hại.

  • Liều lượng: Bạn chỉ nên dùng lá đinh lăng với liều lượng phù hợp, không quá lạm dụng. Đặc biệt không dùng thay nước lọc vì nó có thể gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, nôn mửa.
  • Phản ứng phụ: Mặc dù lá đinh lăng được coi là an toàn, nhưng một số người có thể gặp phản ứng phụ như dị ứng da, tiêu chảy hoặc khó thở. Nếu bạn rơi phải tình trạng này, hãy ngay lập tức ngừng sử dụng.
  • Dùng đúng mục đích: Không nên sử dụng lá đinh lăng như một thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y tế chính thống. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Thông qua bài viết chắc hẳn các bạn đã có cho mình lời giải đáp chi tiết. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 

Đừng quên theo dõi trang của chúng tôi để luôn là người đầu tiên cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé.

Xem thêm bài viết: