10+ Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu mẹ mang thai cần biết

10+ Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu mẹ mang thai cần biết

Nguy cơ sảy thai có thể xảy ra với bất cứ ai mang thai. Do đó, ngay cả một phụ nữ khỏe mạnh cũng nên nắm rõ những dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tránh tình trạng phải bỏ thai đáng tiếc.

Sảy thai là gì? Đối tượng dễ bị sảy thai

Sảy thai (hư thai) là hiện tượng thai bị mất một cách tự nhiên trước tuần 20. Thống kê cho thấy, có khoảng 25 – 30% thai phụ phải kết thúc thai kỳ sớm. Tuy nhiên trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều do chị em sảy thai trước cả khi biết mình mang thai.

Mặc dù việc sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, đối tượng sau sẽ dễ bị sảy thai hơn khi mang thai:

  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Sức khỏe thai phụ kém, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.
  • Mẹ bầu đã từng bị nhiều lần sẩy thai trước đó.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng hoặc có bất thường ở tử cung.
  • Người lạm dụng thuốc lá, rượu, ma túy khi đang mang thai nhi.
  • Một số nguyên nhân khác: Về thể chất, sức khỏe bà bầu…

10+ Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu thường gặp

10+ Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu thường gặp

Mang thai và sinh con khỏe mạnh là mong ước của tất cả chị em phụ nữ. Tuy vậy, cũng có rất nhiều trường hợp xuất hiện dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu mà không nhận ra. Điều này khiến họ chậm trễ trong việc thăm khám, khắc phục.

Sảy thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ. Đồng thời gây nên những tổn thương to lớn về mặt tâm lý cho cả mẹ bầu và gia đình.

Dưới đây là một số dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu thường gặp nhất mà các mẹ nên chú ý:

Sảy thai 2 tuần đầu gây chảy máu âm đạo

Sảy thai 2 tuần đầu gây chảy máu âm đạo

Thống kê cho thấy, có đến 30% trường hợp sảy thai 2 tuần đầu có dấu hiệu chảy máu âm đạo. Điểm đặc trưng của ra máu khi sảy thai đó là:

  • Máu có màu hồng, đỏ tươi hoặc màu nâu sẫm.
  • Lượng máu có thể từ ít đến vừa phải, có hoặc không có cục.
  • Máu chảy nhiều, thấm qua băng vệ sinh mỗi giờ.

Đau bụng dưới, đau vùng chậu – Coi chừng sảy thai sớm

Hiện tượng đau bụng xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ thai nghén. Vậy nhưng, nếu cơn đau dữ dội và lan xuống vùng chậu, thắt lưng thì bạn không nên chủ quan. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sảy thai.

Tùy từng trường hợp mà đau bụng do sảy thai sẽ ở những mức độ khác nhau. Thường gặp là:

  • Bị chuột rút ở vùng chậu từ trung bình đến nghiêm trọng.
  • Cơn đau tồi tệ hơn những cơn đau bụng kinh bạn vẫn thường gặp.
  • Đau dai dẳng cả ngày, đi kèm đau thắt lưng.
  • Thường đi kèm chảy máu âm đạo.

Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu tiên là gì? Tiết chất lỏng, mô, chất nhầy

Âm đạo tiết nhiều chất lỏng, mô, chất nhầy cũng là dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu tiên mà các mẹ bầu cần lưu tâm.

  • Chất nhầy thường có lẫn máu hoặc màu trắng hồng giống như mô.
  • Âm đạo chảy nhiều chất lỏng bất thường.

Nguy cơ sảy thai cao nếu ốm nghén giảm dần

Phụ nữ ngay khi mang thai đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ốm nghén. Thường gặp như: Buồn nôn, nôn, nghén mùi, mệt mỏi, đau lưng, căng tức ngực… Nếu dấu hiệu này giảm dần, các mẹ có nguy cơ cao bị sảy thai.

Ớn lạnh, sốt xảy ra phổ biến khi sảy thai

Trường hợp sảy thai gây nhiễm khuẩn, thai phụ sẽ xuất hiện cảm giác sốt, ớn lạnh. Cơ thể đau ê ẩm, mệt mỏi, không còn sức lực để làm bất cứ việc gì. Nếu bạn cũng gặp phải dấu hiệu này trong thai kỳ, nên sớm thăm khám.

Thử thai âm tính – 100% Bạn đã bị sảy thai

Nếu bạn thử thai dương tính trước đó nhưng sau thử thai lại âm tính, rất có thể bạn đã bị sảy thai. Một số triệu chứng khác có thể đi kèm như: Nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau dữ dội 1 bên, dễ ngất xỉu…

Cách phòng ngừa sảy thai 2 tuần đầu theo lời khuyên chuyên gia

Sảy thai là tai biến đau lòng, ai cũng có nguy cơ và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không báo trước. Bên cạnh thông tin về “Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu”, để ngăn ngừa sảy thai, chuyên gia có lời khuyên dành cho chị em như sau:

Chủ động khám sức khỏe tiền hôn nhân để được tầm soát sức khỏe. Đồng thời có hướng điều trị sớm các bệnh lý nếu mắc phải. Giúp bản thân trải qua kỳ thai nghén khỏe mạnh nhất.

  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất độc hại.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý khi có ý định mang thai.
  • Phụ nữ có thai nên giữ tâm lý thoải mái. Hạn chế di chuyển nhiều, vận động mạnh, làm việc quá sức.
  • Chế độ dinh dưỡng nên cân bằng, khoa học để thai nhi phát triển tốt nhất.
  • Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng khi mang thai để giúp thai kỳ khỏe mạnh.
  • Không dùng thuốc tùy tiện trong thai kỳ khi chưa có chỉ định bác sĩ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính.
  • Có đời sống tình dục chung thủy, lành mạnh.

Bà bầu bị sảy thai sau bao lâu có thể mang thai lại?

Khoảng thời gian mang thai lại sau sảy thai là nội dung được rất nhiều cặp đôi quan tâm. Đặc biệt là những gia đình hiếm muộn con.

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, phụ nữ sau sảy thai thường mất 10 ngày lượng HCG mới ổn định. Kinh nguyệt của họ sẽ trở lại sau khoảng từ 4- 6 tuần. Ngay khi kinh nguyệt trở lại, việc mang thai đã có thể xảy ra.

Tuy nhiên, cơ thể của người phụ nữ sau sảy thai thường khá yếu ớt. Cơ quan sinh sản đang trong quá trình hồi phục, chưa đi vào hoạt động ổn định. Tâm lý chị em cũng gặp nhiều xáo trộn.

Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như hạn chế sảy thai tái diễn, tốt nhất các cặp vợ chồng sau sảy thai 3 – 6 tháng hãy có kế hoạch mang thai tiếp.

Trước khi có ý định mang thai trở lại, các mẹ nên đăng ký khám tiền thai sản tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Bác sĩ sẽ giúp mẹ đưa ra những tư vấn phù hợp để việc mang thai lần sau thuận lợi hơn.

Hy vọng rằng, những thông tin bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu cảnh giác hơn trước những dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu sớm để có thể kịp thời can thiệp. Ngoài ra, hãy duy trì sức khoẻ tốt nhất để có một thai kỳ khoẻ mạnh, các mẹ nhé!

Xem thêm bài viết: