Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung như thế nào? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Song nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ khỏi. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những điều cần biết về viêm lộ tuyến
Trước khi chia sẻ dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về bệnh lý này.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi tế bào tuyến nằm bên trong ống cổ tử cung bị tổn thương. Dẫn đến sự phát triển lớp tế bào bên ngoài bề mặt cổ tử cung và làm gia tăng tiết dịch âm đạo.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây hại, dẫn đến viêm nhiễm trong phần lộ tuyến.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm:
- Khí hư nhiều: Người mắc viêm lộ tuyến thường trải qua tình trạng tăng tiết khí hư. Có thể có màu đục hoặc vàng và có mùi khá khó chịu. Trong một số trường hợp, ra khí hư lẫn máu.
- Chu kỳ kinh bất thường: Phụ nữ mắc viêm lộ tuyến thường gặp các biến đổi trong chu kỳ kinh. Bao gồm trễ kinh, màu kinh sậm và kì kinh kéo dài.
- Tiểu rắt, tiểu nhiều và tiểu đau: Đây là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm có thể lan sang ba góc bàng quang, gây kích thích hoặc viêm nhiễm niệu đạo.
- Chảy máu trong và sau khi quan hệ tình dục: Vì bề mặt tử cung dễ bị tổn thương hơn. Nên sự cọ xát trong quá trình quan hệ tình dục có thể gây đau và chảy máu.
- Đau ở phần eo hoặc bụng dưới: Triệu chứng đau này phổ biến và nếu không được điều trị kịp thời, có thể lan sang dây chằng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và dẫn đến vô sinh.
Phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung với từng cấp độ như thế nào? Với bệnh viêm lộ tuyến, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ thành công cao. Còn nếu chủ quan, để bệnh nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh. Cụ thể như sau:
Cấp độ 1
Ở cấp độ 1, phác đồ điều trị đó chính là dùng thuốc kháng sinh đường uống và thuốc đặt viêm lộ tuyến. Việc dùng thuốc sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, khắc phục viêm nhiễm.
Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không?
Ở mức độ 2, viêm nhiễm trong vùng lộ tuyến chiếm hơn 50% diện tích bề mặt cổ tử cung. Khu vực này có thể xuất hiện các tổn thương như lở loét và mưng mủ, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ.
Nếu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển thành cấp độ 3 và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không?
Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của từng người. Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm đặt thuốc, uống thuốc, đốt điện, đốt laser và áp lạnh, sóng cao tần RFA.
Cấp độ 3
Cấp độ 3 là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong quá trình phát triển của bệnh. Khi viêm lộ tuyến đã chiếm ⅔ hoặc toàn bộ diện tích bề mặt tử cung.
Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở cấp độ 3, bệnh nhân phải trải qua các cuộc kiểm tra chi tiết. Dựa vào kết quả của những kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể và nguyên nhân gây ra bệnh.
Thông thường, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị ban đầu bằng cách đặt thuốc trực tiếp vào âm đạo hoặc sử dụng thuốc uống toàn thân để giảm viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm nhiễm đã giảm đi, bác sĩ sẽ xem xét việc thực hiện diệt tuyến bằng các phương pháp như đốt điện, áp lạnh, sóng cao tần RFA.
Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung dễ thấy nhất
Vậy nếu điều trị thành công, dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến để chị em nhận biết.
Giảm tiết dịch âm đạo bất thường
Giảm tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường là một trong những dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến tuyến cổ tử cung rõ ràng nhất.
Khi việc điều trị diễn ra hiệu quả, các triệu chứng viêm sẽ dần giảm bớt và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Đau bụng dưới sẽ không còn xuất hiện và lượng khí hư từ âm đạo sẽ giảm dần cho đến khi không còn xuất hiện.
Trong quá trình này, việc giảm tiết dịch âm đạo bất thường là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy viêm lộ tuyến đã được điều trị thành công. Khi đó, vùng kín sẽ trở nên sạch sẽ hơn và không còn cảm giác ẩm ướt khó chịu như trước đây.
Giảm mùi hôi âm đạo
Giảm mùi hôi âm đạo là một dấu hiệu quan trọng của sự phục hồi sau điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Bởi viêm lộ tuyến có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn ở âm đạo và gây ra mùi hôi. Vì vậy, khi bệnh thuyên giảm, mùi hôi sẽ dàầ biến mất, giúp chị em cảm thấy yên tâm và tự tin hơn về vấn đề này.
Hết ngứa âm đạo
Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung tiếp theo đó chính vùng kín hết ngứa. Lúc này, môi trường vùng kín đã được cân bằng, không còn tác nhân gây bệnh.
Vùng kín giảm sưng tấy và đỏ
Vùng kín giảm sưng tấy và đỏ cũng là một dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung dễ nhận biết.
Sau điều trị, tình trạng sưng tấy và màu đỏ ở vùng cổ tử cung sẽ dần giảm đi và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Điều này cho thấy quá trình phục hồi đã diễn ra và viêm lộ tuyến đã được điều trị thành công.
Hết cảm giác đau khi quan hệ
Thông thường khi bị viêm lộ tuyến, chị em sẽ bị đau đớn khi giao hợp. Nhưng khi đã khỏi bệnh, giao hợp sẽ diễn ra bình thường mà không gây đau, khó chịu hay chảy máu bất thường.
Tâm trạng thoải mái và tự tin
Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung cuối chùng chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là tâm lý chị em thoải mái và tự tin hơn.
Đồng thời, mong muốn về hoạt động tình dục cũng dần trở lại sau quá trình điều trị. Chức năng sinh sản cũng có thể được cải thiện.
Viêm lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con của phụ nữ. Nhưng khi điều trị thành công, khả năng này có thể được khôi phục và cải thiện. Giúp bạn tự tin hơn trong việc mang thai sắp tới.
Tái khám để kiểm tra bệnh đã khỏi hay chưa
Tái khám để kiểm tra bệnh đã khỏi hay chưa là một phương pháp chính xác để đánh giá tình trạng sau điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chị em cần thực hiện tái khám và xét nghiệm lại. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm và thông báo về tình trạng sức khỏe của chị em.
Trong quá trình tái khám, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch âm đạo. Để kiểm tra mức độ vi khuẩn gây viêm trong cơ thể.
Nếu sau quá trình điều trị, các kết quả xét nghiệm không cho thấy dấu hiệu bất thường. Điều này cho thấy rằng viêm lộ tuyến đã được khỏi hoặc đã được cải thiện đáng kể.
Lưu ý khi chữa viêm lộ tuyến giúp bệnh sớm khỏi
Bên cạnh “dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung”, các bác sĩ cũng khuyến cáo, để quá trình điều trị nhanh khỏi, hạn chế biến chứng. Trong quá trình điều trị chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
Kiêng quan hệ tình dục
Kiêng giao hợp trong thời gian điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là điều cần thiết để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Trong thời gian này, cổ tử cung và âm đạo có thể bị tổn thương. Việc quan hệ tình dục có thể gây ra việc tổn thương lan rộng, trầy xước, vết thương chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín đúng cách là rất quan trọng để duy trì sức khỏe của niêm mạc âm đạo và ngăn ngừa viêm nhiễm. Cụ thể:
- Hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm. Tránh sử dụng xà phòng có hương thơm mạnh mẽ hoặc chứa hóa chất gây kích ứng.
- Chỉ rửa vùng bên ngoài của âm đạo, không nên thụt rửa quá sâu vào bên trong. Sự thụt rửa quá mức có thể làm mất cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật âm đạo.
- Nếu sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hãy chọn sản phẩm có độ pH phù hợp và không gây kích ứng. Các sản phẩm lành tính và có thành phần từ thảo dược thường là lựa chọn tốt.
- Chọn quần lót thoải mái, làm từ chất liệu thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Thay quần lót hàng ngày và tránh mặc quần lót bó sát, ẩm ướt.
- Nếu quan hệ tình dục, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ăn uống đủ chất, khoa học
Về chế độ dinh dưỡng, chị em cần lưu ý:
Thực phẩm nên bổ sung:
- Sữa chua: Sữa chua chứa vi khuẩn probiotics có thể hỗ trợ hệ vi sinh vật âm đạo và cải thiện sức kháng của cơ thể.
- Thực phẩm chống viêm: Bao gồm thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, cà chua), vitamin C (rau bina, bông cải xanh, ớt chuông), và các thức ăn có tính chất chống viêm tự nhiên.
- Các loại hải sản: Hải sản chứa axit béo omega-3 có thể có lợi cho sức khỏe tử cung.
Thực phẩm nên tránh:
- Bánh kẹo ngọt: Thức ăn giàu đường có thể gây tăng đường huyết và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Dầu mỡ: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể tăng trọng lượng và gây ảnh hưởng đến sức kháng.
- Thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể kích thích viêm nhiễm và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Rượu bia và thuốc lá: Chúng có thể gây tổn thương cho sức khỏe tử cung và hệ thống miễn dịch.
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Chị em cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc. Bao gồm liều lượng, thời ginan sử dụng. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc giữa chừng, thay thế thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ
Hãy tuân thủ lịch tái khám mà bác sĩ đã đề xuất. Tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn, đánh giá hiệu quả của điều trị và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
Ngoài việc tái khám, chị em cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, ít nhất là hàng năm hoặc 6 tháng một lần. Điều này giúp theo dõi sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là thông tin về dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung và một số lưu ý giúp bệnh sớm khỏi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp chị em chủ động hơn trong quá trình điều trị.
Xem thêm bài viết: