Có bầu uống thuốc tây được không? 5 loại thuốc mẹ bầu cần tránh

Có bầu uống thuốc tây được không? 5 loại thuốc mẹ bầu cần tránh

Có bầu uống thuốc tây được không là thắc mắc rất đỗi phổ biến của không ít chị em phụ nữ. Bởi thực tế thì các bác sĩ luôn khuyến cáo việc hạn chế sử dụng thuốc trong thai kỳ. Nếu sử dụng cần tham vấn, được sự chấp thuận của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như sự an toàn của em bé. Vậy trong trường hợp chẳng may uống thuốc rồi thì sao, có ảnh hưởng tới thai kỳ không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Thuốc tây là gì? Có bầu uống thuốc tây được không?

Để có lời giải đáp cho câu hỏi có bầu uống thuốc tây được không, trước tiên các mẹ bầu cần hiểu như thế nào là thuốc Tây. Thuốc Tây được dùng để chữa bệnh, theo sự kê đơn của bác sĩ hoặc không cần kê đơn. Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ phương Tây, được tạo ra từ những phản ứng hóa học khác nhau.

Ưu điểm của thuốc Tây là tác dụng nhanh, hiệu quả, tuy nhiên loại thuốc này cũng có thể gây ra các dụng phụ ngoài mong muốn cho một số đối tượng đặc thù. Nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, phù hợp với từng đối tượng, từng trường hợp, thuốc Tây được chia thành nhiều dạng khác nhau như thuốc dạng uống, dạng tiêm, dạng ngậm, dạng bột,…

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 2-3% số trẻ ra đời bị dị tật bẩm sinh. Trong đó, có khoảng 5% nguyên nhân dị tật bẩm sinh được chẩn đoán là do dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Trên thực tế, các loại thuốc dùng cho người mẹ có thể tác dụng trực tiếp hoặc là gián tiếp cho thai nhi. Nếu mẹ bầu dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, thuốc có thể tác động tới thai nhi thông qua dây rốn.

Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành não bộ, hệ thần kinh, tuần hoàn, xuất hiện tim thai,… của thai nhi. Do đó, khoảng thời gian này rất nhạy cảm, sự phát triển của thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng bởi lối sống sinh hoạt hàng ngày của người mẹ.

Trong vô số các hạn chế khi mang thai thì việc sử dụng thuốc Tây luôn được các bác sĩ nhấn mạnh. Bởi dùng thuốc Tây trong thời giai đoạn này có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Bao gồm:

  • Có thể tác động trực tiếp lên sức khỏe thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh.
  • Khiến chức năng của bánh rau thay đổi, làm giảm nguồn cung cấp oxy cùng các chất dinh dưỡng khiến thai kém phát triển.
  • Có thể tác động tiêu cực tới tử cung, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non.

Theo các bác sĩ, nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi, mức độ như thế nào của thuốc Tây phụ thuộc vào:

  • Giai đoạn phát triển của em bé.
  • Loại và liều lượng thuốc Tây mẹ bầu sử dụng.
  • Đặc điểm của cơ thể người mẹ đáp ứng với từng loại thuốc.

Mẹ bầu cần làm gì nếu như đã lỡ uống thuốc Tây?

Trước hết khi phát hiện mình đã lỡ uống thuốc Tây trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần thực sự bình tĩnh. Không tiếp tục dùng loại thuốc hiện tại đang sử dụng, ghi lại nhãn, liều lượng mà mình đã sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn.

Việc khám thai định kỳ đầy đủ vô cùng quan trọng nếu như mẹ bầu đã lỡ uống thuốc Tây bởi điều này sẽ giúp:

  • Mẹ bầu nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai.
  • Sớm nhận biết sự phát triển bất thường của thai nhi, phát hiện dị tật sớm, từ đó bác sĩ có chỉ định can thiệp, điều trị kịp thời, hiệu quả.

Các mốc khám thai quan trọng chuẩn bộ Y tế mẹ bầu cần ghi nhớ

Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng chuẩn bộ Y tế mà mẹ bầu không thể bỏ qua để có thể theo dõi sự phát triển cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường liên quan đến thai nhi.

Lần khám thai thứ nhất

Thời gian khám: Thai nhi từ 5 – 8 tuần tuổi.

Mục đích khám: Giúp xác định chắc chắn có đang mang thai hay không, vị trí làm tổ của thai.

  1. Lần khám thai thứ hai

Thời gian khám: Thai nhi được khoảng 8 tuần tuổi.

Mục đích khám: Bác sĩ kiểm tra toàn diện hơn, siêu âm giúp xác định tim thai, các vấn đề liên quan tới phôi thai.

Lần khám thai thứ ba

Thời gian khám: Khi thai được khoảng 10 – 13 tuần tuổi.

Mục đích khám: Bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm các bất thường, dị tật ở thai nhi.

Lần khám thai thứ tư

Thời gian khám: Thai nhi được 14 – 16 tuần tuổi.

Mục đích khám: Tiếp tục kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi cùng các nguy cơ về dị tật bẩm sinh.

Lần khám thai thứ năm

Thời gian khám: Tuổi thai nhi được 16 – 20 tuần.

Mục đích khám: Kiểm tra sự phát triển của thai, phát hiện các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm có khả năng phát hiện chính xác hơn.

Lần khám thai thứ sáu

Thời gian khám: Thai nhi được 20 – 24 tuần tuổi

Mục đích khám: Các bác sĩ kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (ở tim, chân tay, bụng, xương, bộ não, hệ thống cột sống, thận,…), kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối của người mẹ,…

Lần khám thai thứ bảy

Thời gian tiến hành khám: thai nhi được 24 – 27 tuần tuổi

Mục đích của việc thăm khám lần này: Các bác sĩ kiểm tra về sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể người mẹ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Lần khám thai thứ tám

Thời gian khám: Thai nhi đạt 28 – 36 tuần tuổi

Mục đích thăm khám: Bác sĩ tiến hành kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, tiêm phòng cuống rốn.

Lần khám thai thứ mười một cho đến mười bốn

Thời gian khám: Thai nhi được 36 – 40 tuần tuổi.

Mục đích thăm khám: Bác sĩ kiểm tra tử cung và tư vấn cho mẹ bầu các dấu hiệu sắp sinh.

Lần khám thai thứ mười lăm

Thời gian khám: Thai nhi trong độ tuổi từ 40 – 42 tuần.

Mục đích khám: Cân nhắc mẹ bầu sinh con bằng can thiệp hay tiếp tục chờ đợi đẻ thường.

Những điều cần lưu ý trong việc sử dụng thuốc khi có ý định mang thai và đang mang thai

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các chị em phụ nữ ở độ tuổi hoạt động tình dục, đang mong có thai thì trong nửa cuối của kỳ kinh nguyệt (tức là từ thời điểm rụng trứng cho đến khi có kinh nguyệt) cần tránh dùng mọi loại thuốc.

Nguyên nhân bởi có nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy, cơ thể đào thải rất chậm hoặc khó đào thải. Khi uống lúc chưa thụ thai nhưng cho đến khi thụ thai thì thuốc vẫn còn trong cơ thể người mẹ nên điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nếu có thể, các mẹ bầu cần tránh dùng mọi loại thuốc trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị bệnh lý, đặc biệt là cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời cho một số bệnh lý thì tốt nhất là đến khám bác sĩ để được chỉ định thuốc thích hợp.

Khi đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích về sức khỏe của mẹ bầu và mức ảnh hưởng của thuốc đến bào thai để chọn lựa loại thuốc thích hợp có tác dụng điều trị tương đương/gần tương đương mà có nguy cơ ảnh hưởng thấp nhất đối với thai nhi.

Một số loại thuốc Tây mà mẹ bầu cần tránh

Thuốc Accutane

Accutane là thuốc mà mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai. Đây là một loại thuốc có tác dụng trị mụn hiệu quả nhưng các thành phần trong Accutane hoàn toàn không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Thuốc Ibuprofen

Ibuprofen là loại thuốc giảm đau khá quen thuộc mà phần lớn nhà nào cũng có trong tủ thuốc. Tác dụng chính của Ibuprofen chính là làm giảm triệu chứng đau đầu, chứng đau bụng. Tuy nhiên, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo phụ nữ trong thời gian mang thai không nên sử dụng loại thuốc này, đặc biệt là sau tuần mang thai thứ 30. Nguyên nhân bởi việc uống Ibuprofen có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối, làm tăng nguy cơ sinh non.

Thuốc Echinacea

Thuốc Echinacea là loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cảm lạnh, đau nửa đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý về răng nướu,… Phụ nữ trong thời kỳ mang thai được khuyên nên hạn chế dùng Echinacea để tránh các nguy cơ gây hại tới em bé.

Thuốc Pepto Bismol

Thuốc Pepto Bismol là loại thuốc có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng. Mặc dù loại thuốc này có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong thai kỳ nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe cho thai nhi. Nguyên nhân bởi thành phần salicylate có trong thuốc có thể gây hại.

Một số loại thuốc khác được khuyến cáo không nên dùng

  • Thuốc giảm đau như Dextropropropoxyphen.
  • Thuốc chống tình trạng đau nửa đầu Erotamin.
  • Thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn Barbiturat, Benzodiazephin,…
  • Các loại thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm như Aspirin, Indomethacin, Aproxen,…
  • Các loại thuốc kháng sinh như Aminoglycosid, thuốc Cloramphenicol, Dapson, thuốc Rifampicin, Quinolon, thuốc Tetracilin, Co-Trimoxazol….
  • Các loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp: Thuốc Reserpin, Nifedifin, các thuốc chẹn Beta, Acei,…
  • Thuốc lợi tiểu như Thiazid.
  • Thuốc về da liễu như Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao,…
  • Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi: các loại thuốc ức chế men chuyển, Androgen, các thuốc chống động kinh (như Carbamazepin, Phenytoin, Acid Valproic), các thuốc điều trị bệnh trị ung thư,…

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ có bầu uống thuốc tây được không. Nếu các mẹ bầu còn có băn khoăn về việc sử dụng thuốc hoặc cần được tư vấn về thai kỳ, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp

Từ khóa liên quan:

có bầu uống thuốc tây được không
bầu có được uống thuốc tây không
mới có thai uống thuốc tây được không
có thai uống thuốc tây được không

Xem thêm bài viết: