Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?

Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?

Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? Dầu gió có thể nói là loại dược phẩm khá thông dụng và xuất hiện ở hầu hết các gia đình Việt và có thể sử dụng với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với một số trường hợp nhà sản xuất thường khuyên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, một trong số đó là phụ nữ mang thai. Để trả lời cho vấn đề này, mời các mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Dầu gió là gì? và có những thành phần gì?

Dầu gió là một dạng chất lỏng dạng tinh dầu có tính mát và vị cay nó có công dụng trị các bệnh ngoài da trên cơ thể. Thông thường loại dầu này được đóng trong lọ thủy tinh.

Thành phần của dầu gió chủ yếu là tinh dầu, thông thường là tinh dầu bạc hà, tràm, thông, hương nhu, long não, khuynh diệp, quế, và một số hoạt chất khác, phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Tác dụng của dầu gió

Trước khi tìm hiểu bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem có tác dụng gì? theo đó các tác dụng của dầu gió có thể kể đến như:

  • Điều trị viêm/đau họng; viêm/nghẹt mũi
  • Giúp hạ sốt
  • Chữa viêm, loét miệng
  • Điều trị bỏng nhẹ
  • Giảm phù nề, sát trùng
  • Làm cho tinh thần sảng khoái

Ngoài ra, chất methol tìm thấy trong công thức của dầu gió có thể giúp bà bầu giảm các vết bầm tím, sưng tấy, đau lưng, chuột rút. Đồng thời, với tính chất dễ sử dụng, dễ mua và không cần đơn của bác sĩ, bất cứ hiệu thuốc nào cũng có dầu gió để bán nên mẹ bầu thường mua để dùng khi cần.

Vậy bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?

Vậy bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?

Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? Câu trả lời là mẹ bầu không nên bôi dầu gió vào bụng trong thời gian mang thai. Bởi trên thực tế, dầu gió luôn có chống chỉ định với phụ nữ khi đang mang thai. Vì các thành phần tinh dầu có trong dầu gió như long não, bạc hà,… có thể được hấp thụ qua da, thông qua nhau thai thâm nhập vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bé.

Cụ thể, một số công trình nghiên cứu cũng cho rằng, long não có thể làm thai nhi bị dị dạng, thậm chí gây thai lưu, đặc biệt là dùng trong thời gian 3 tháng đầu. Còn tinh dầu bạc hà có thể gây rối loạn hô hấp của mẹ bầu, khiến ngưng nhịp tim, ngưng thở. Ngoài ra, một số dầu gió còn có thành phần methyl salicylat, nếu thoa dầu này lên mũi sẽ khiến dịch nhầy trong mũi bị khô.

Chính vì những thành phần trong dầu gió gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như thế, nên mẹ cần biết cách sử dụng đúng và tránh sử dụng thường xuyên để tránh nguy hiểm. Vậy mẹ bầu đã biết sử dụng dầu gió đúng cách là như thế nào chứa? ở phần nội dung tiếp theo sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

Cách bôi dầu gió khi mang thai đúng cách và an toàn

Mặc dù mẹ bầu dùng dầu gió trong thời gian mang thai không tốt và nên hạn chế sử dụng. Việc sử dụng dầu gió hay bất kỳ thành phần dược phẩm nào khác, cần có sự chỉ định và hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa cho phép mới được sử dụng.

Trong trường hợp nếu mẹ muốn dùng dầu gió khi mang thai, để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Dầu gió chỉ dùng để bôi, tuyệt đối không được uống, nếm hoặc ngửi dầu gió. Vì khi dùng bằng đường uống, tỷ lệ bị ngộ độc rất cao.
  • Không dùng dầu gió để bôi lên các vết thương hở.
  • Nếu muốn sử dụng dầu gió để xông hơi, ngâm mình trong bồn tắm thì mẹ cần lưu ý chỉ nên pha tối đa 5ml dầu gió vào chậu nước.
  • Nếu muốn làm ấm quần áo, tất chân thì chỉ dùng 1-2 giọt dầu gió hoặc có thể thay bằng dầu tràm.
  • Mẹ bầu bị suy nhược, táo bón, huyết áp cao tuyệt đối không nên dùng dầu gió.
  • Nếu muốn sử dụng dầu gió và để phòng ngừa hậu quả của việc lỡ bôi dầu gió khi mang thai. Mẹ bầu nên chọn dầu của thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng và phải tìm mua ở các cơ sở thương hiệu uy tín để được sự hướng dẫn cụ thể của dược sĩ xem có thích hợp sử dụng loại dầu gió đó không
  • Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe và thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu gió hoặc bất kỳ loại dược phẩm nào.

Vậy mẹ bầu nên sử dụng loại dầu nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thai nhi?

Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? Thay vì dùng dầu gió, để đảm bảo an toàn mẹ bầu có thể dùng nhiều loại tinh dầu được chiết xuất từ tự nhiên. Chúng tạo ra môi trường an toàn cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ. Thế nhưng trong đó, có một số tinh dầu tốt cho mẹ bầu, nhưng cũng có những tinh dầu bà bầu nên tránh.

Sau đây là một số loại tinh dầu an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

+ Tinh dầu Oải hương Lavender: Loại tinh dầu này giúp tinh thần của mẹ bầu thoải mái hơn. Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm đau đớn và đau khi mang thai. Massage khi pha loãng giúp chống khô da, rạn da sau sinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu mất ngủ thì tinh dầu oải hương là lựa chọn khá tốt.

+ Tinh dầu sả chanh Lemongrass: Nhờ mùi hương dễ chịu sẽ giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, ngủ ngon và đuổi muỗi hiệu quả.

+ Tinh dầu phong lữ Geranium: Với mùi thơm nhẹ nhàng, loại tinh dầu này sẽ mang lại cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, trầm cảm cho mẹ bầu.

+ Tinh dầu vỏ bưởi Grapefruit: Loại tinh dầu này có thể giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, thư giãn tinh thần khi khuếch tán trong không khí.

+ Tinh dầu cam ngọt Orange: Giúp nâng cao cảm xúc vui vẻ, bình tĩnh và phòng tránh cảm cúm, nghẹt mũi.

+ Tinh dầu ngọc lan tây Ylang Ylang: Với hương thơm dịu nhẹ giúp giảm lo lắng và stress.

+ Tinh dầu hoa cam Neroli: Mùi hương của loại tinh dầu này giúp thư giãn, giảm lo lắng và làm đẹp da.

+ Tinh dầu vỏ quýt Mandarin: Giúp thư giãn, làm đẹp da, chống nôn.

+ Tinh dầu hoắc hương Patchouli: giúp làm giảm cảm giác hoang mang, mất kiểm soát.

Khi nào bà bầu nên dùng tinh dầu?

Khi sử dụng các loại tinh dầu vừa kể trên, mẹ bầu nên dùng vào một số thời điểm sau đây:

+ Khi cảm thấy buồn nôn: Lúc này mẹ nên dùng các loại tinh dầu vỏ bưởi Grapefruit, tinh dầu cam ngọt, tinh dầu chanh tươi,… Vì với mùi thơm tươi mát của chúng sẽ giúp giảm buồn nôn hiệu quả. Mẹ bầu có thể khuếch tán hoặc dùng ống hít cá nhân.

+ Mất ngủ: Nhỏ 1 giọt tinh dầu Oải hương / tinh dầu ngọc lan tây vào dầu nền (dầu dừa, dầu hạt nho,…) để massage hoặc khuếch tán trước khi ngủ 30 phút.

+ Giải cảm, nghẹt mũi: Thêm 1 giọt tinh dầu tinh dầu vỏ quýt trộn với dầu nền thực vật để xoa bóp hoặc khuếch tán sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi, chống cảm lạnh,..

+ Lo lắng/Stress/sợ hãi: Khuếch tán vài giọt tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cúc La Mã, tinh dầu vỏ bưởi để thư giãn, giảm mệt mỏi và nâng cao tâm trạng tích cực.

Một số lưu ý tuyệt đối không được làm khi mang thai mẹ bầu cần nhớ

Ngoài việc “bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không” thì mẹ bầu nên lưu ý thêm một số việc làm dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Nhuộm tóc: Mẹ bầu không nên nhuộm tóc trong quá trình mang thai. Vì các thành phần hóa học có trong các loại thuốc nhuộm có thể đi vào bên trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến thai nhi, có thể dẫn đến ung thư, dị dạng , thậm chí là lưu thai.
  • Với kem dưỡng da: Một số thành phần hóa chất trong kem dưỡng da có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, trước khi sử dụng loại mỹ phẩm, kem dưỡng da mẹ bầu cần phải chú ý đến thành phần cấu tạo và hướng dẫn sử dụng của chúng.
  • Son môi: Trong son môi có chứa một số thành phần hóa học như: sáp, chất tạo mùi, chất béo, chất tạo màu. Việc dùng son môi khi mẹ bầu ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp với món ăn đưa vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, nếu muốn sử dụng son môi, mẹ bầu cần chú ý khi ăn hay uống không để dính vào thức ăn hoặc là lau sạch trước khi ăn.

Bên cạnh đó, ngoài những lưu ý trên thì một trong những việc làm mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện trong thời gian mang thai đó là khám thai định kỳ. Bởi thông qua việc thăm khám này không chỉ giúp mẹ biết được sự phát triển của thai nhi. Mà còn giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác và quá trình thăm khám diễn ra an toàn thì mẹ bầu cần phải chú ý lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào trong thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 0385581111 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Từ khóa liên quan

bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không
lỡ bôi dầu gió khi mang thai
bầu có được sức dầu gió không
mang thai có được bôi dầu gió không
bà bầu sức dầu gió được không
dầu gió có dùng được cho bà bầu không
bầu bôi dầu gió được không
bầu hít dầu gió được không

Xem thêm bài viết: