WBC trong xét nghiệm máu là gì? Bao nhiêu là bình thường?

WBC trong xét nghiệm máu là gì? Bao nhiêu là bình thường?

Trong các kết quả phân tích mẫu máu, bạn sẽ thấy xuất hiện chỉ số WBC. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về những chỉ số này. Vậy WBC trong xét nghiệm máu là gì? Nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để cùng tìm lời giải đáp nhé!

WBC trong xét nghiệm máu là gì?

WBC trong xét nghiệm máu là gì là vấn đề được nhiều bạn thắc mắc. Xét nghiệm WBC (White Blood Cell Count) là một phần quan trọng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Xét nghiệm này đo lượng tế bào bạch cầu (WBC) trong một lượng máu cụ thể. 

Kết quả xét nghiệm WBC có thể cung cấp thông tin quan trọng về hệ thống miễn dịch và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Giúp chống lại các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và tế bào ung thư. Những loại bạch cầu khác nhau có chức năng riêng biệt trong phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Dưới đây là 5 loại bạch cầu chính:

  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Bạch cầu đa nhân ái toan
  • Tế bào Lympho (tế bào T, tế bào B và tế bào Killer tự nhiên)
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu trung tính.

Kết quả WBC trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?

Kết quả WBC trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?

Bên cạnh thông tin WBC trong xét nghiệm máu là gì, kết quả WBC trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường cũng được nhiều bạn quan tâm. Kết quả xét nghiệm WBC thường được báo cáo dưới dạng số lượng tế bào bạch cầu trong một microlit (mcL) máu hoặc đơn vị tương tự. 

Giá trị tham chiếu bình thường cho WBC có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong khoảng 4.5 – 11.0 x 10^9 tế bào/L.

Việc theo dõi và đánh giá kết quả xét nghiệm WBC là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tật. 

Tại sao cần xét nghiệm WBC?

Tại sao cần xét nghiệm WBC?

Nếu bạn đang thắc mắc, tại sao cần xét nghiệm máu WBC? Dưới đây là câu trả lời chính xác dành cho bạn. 

  • Chẩn đoán nhiễm trùng: Khi cơ thể bị nhiễm trùng, số lượng bạch cầu thường tăng lên. Đây là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Đánh giá tình trạng miễn dịch: Xét nghiệm WBC có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng miễn dịch tổng thể của bệnh nhân. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, số lượng bạch cầu thường giảm. Dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán bệnh máu: Xét nghiệm WBC có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh máu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch… Các bệnh liên quan đến sự bất thường về sản xuất hoặc phân hủy bạch cầu trong cơ thể.
  • Giám sát điều trị: Đối với những người đang điều trị bằng hóa trị, xét nghiệm WBC thường được thực hiện thường xuyên để giám sát tác động của liệu pháp lên hệ thống miễn dịch. Nhằm đảm bảo sự an toàn của việc điều trị.
  • Xác định dị ứng và tác dụng phụ: Một số dị ứng và tác dụng phụ do thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Dẫn đến sự thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu.
  • Đánh giá tình trạng tổng thể của sức khỏe: Xét nghiệm WBC cùng với các xét nghiệm khác trong bộ tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Nhằm đánh giá tổng thể sức khỏe và tình trạng huyết học của bệnh nhân.

Xét nghiệm WBC là một phần quan trọng của quy trình chẩn đoán và theo dõi sức khỏe. Giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về tình trạng miễn dịch và cơ thể của bệnh nhân. Từ đó, đưa ra đúng hướng điều trị và quản lý bệnh tật.

Xét nghiệm máu WBC được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm máu WBC được thực hiện như thế nào?

Quy trình xét nghiệm máu WBC diễn ra rất đơn giản. Thông thường, người bệnh cần trải quy những bước sau: 

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Không cần phải thực hiện bất kỳ bước đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm WBC. Tuy nhiên, người bệnh có thể được khuyến nghị không ăn uống quá nhiều thức ăn béo hoặc nhiều đường trước xét nghiệm máu tổng quát để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số huyết đạm. 

Trước khi xét nghiệm máu, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Lấy mẫu máu

Quá trình lấy mẫu máu thường được thực hiện tại phòng xét nghiệm hoặc phòng khám bác sĩ. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ sử dụng một kim lấy mẫu để lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, thường ở tay hoặc cánh tay. 

Khi lấy máu, bạn sẽ có cảm giác châm chích hoặc đau nhẹ khi kim đâm vào tĩnh mạch.

Xử lý mẫu máu

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ được đưa vào ống chứa máu hoặc ống nghiệm chuyên dụng. Sau đó, mẫu máu này sẽ được đưa vào máy xét nghiệm để phân tích và đo số lượng tế bào bạch cầu, bao gồm: các loại bạch cầu đa nhân, tế bào lympho, tế bào đơn nhân và tế bào trung tính.

Đánh giá kết quả

Khi xét nghiệm hoàn thành, kết quả sẽ được gửi về cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đánh giá. Kết quả xét nghiệm WBC sẽ hiển thị số lượng tế bào bạch cầu trong máu và tỷ lệ phần trăm của từng loại bạch cầu trong tổng số WBC.

Sau khi xét nghiệm WBC, một số người có thể gặp phản ứng như đau nhói hoặc bầm tím nhẹ tại vị trí đã bị kim đâm. Nhưng triệu chứng này sẽ không kéo dài và không gây vấn đề lớn. 

Kết quả WBC trong xét nghiệm máu tăng và giảm có ý nghĩ như thế nào?

Như đã nói ở trên, chỉ số WBC trong xét nghiệm máu có ý nghĩ rất quan trọng giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Một người khỏe mạnh thường có chỉ số WBC trong máu ở mức 4.00-10.00 G/L. Nếu chỉ số WBC tăng hoặc giảm, là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

WBC xét nghiệm máu giảm nói lên điều gì?

Số lượng WBC có chỉ số <4 (Giga/L), đây được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu. Dưới đây là những ý nghĩa mà chỉ số WBC giảm có thể đề cập đến:

  • Suy tủy xương: Là nguyên nhân chính dẫn đến giảm WBC, đây là tình trạng suy giảm hoạt động của tủy xương, nơi tế bào bạch cầu được tạo ra. Suy tủy xương có thể do nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo bất thường trong tủy xương.
  • Bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch: Một số rối loạn tự miễn dịch như lupus (SLE) có thể gây ra giảm WBC.
  • Nhiễm trùng virus: Các nhiễm trùng virus như Dengue, HIV và bạch cầu đơn nhân (mono) có thể dẫn đến giảm WBC.
  • Thuốc và điều trị: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị và một số loại thuốc khác có thể gây giảm WBC.
  • Bệnh gan hoặc lá lách: Bệnh lý gan hoặc lá lách cũng có thể liên quan đến giảm WBC.
  • Nhiễm vi khuẩn nặng: Một số trường hợp nhiễm vi khuẩn nặng có thể gây giảm WBC.
  • Tổn thương tủy xương: Sự tổn thương tủy xương, có thể do chấn thương hoặc phẫu thuật, cũng có thể dẫn đến giảm WBC.
  • Căng thẳng và tình trạng cảm xúc: Căng thẳng nghiêm trọng về cảm xúc hoặc các vấn đề về thể chất như chấn thương hoặc phẫu thuật, cũng có thể gây giảm WBC.

Khi kết quả xét nghiệm WBC giảm, điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân gây ra giảm WBC, bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán chính xác. 

Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu tăng

WBC > 4.00-10.00 G/L được gọi là hiện tượng bạch cầu tăng. Dưới đây là các nguyên nhân và tình trạng sức khỏe có thể liên quan đến tăng WBC:

  • Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tăng WBC. Khi cơ thể đối mặt với vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu để đối phó với tình trạng này.
  • Bệnh viêm: Các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp hoặc dị ứng cũng có thể dẫn đến tăng WBC. Việc tế bào bạch cầu tăng lên là một phản ứng của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây viêm.
  • Bệnh bạch cầu: cũng có thể là nguyên nhân gây tăng WBC.
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách: Sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách, có thể xuất hiện một phản ứng viêm và dẫn đến tăng WBC.
  • Thuốc và yếu tố kích thích: Một số loại thuốc và yếu tố kích thích như thuốc chủ vận beta adrenergic (như albuterol), corticosteroid (như epinephrine), và heparin có thể gây tăng số lượng tế bào bạch cầu.

Như vậy, tăng WBC là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Những lưu ý cần biết khi thực hiện lấy máu WBC

Để giúp cho kết quả của bạn thật chính xác, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện các xét nghiệm lấy máu, cụ thể:

Không sử dụng thuốc

Nếu như bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, trước khi thực hiện xét nghiệm WBC không nên uống. Nếu như bạn đã lỡ uống thuốc, tốt nhất nên báo lại với các y bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất. Bởi một số loại thuốc có thành phần tác động đến máu, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Không nên ăn trong 8-12h

Với phương pháp xét nghiệm WBC, bạn không nên ăn trong khoảng từ 8-12 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu máu. Vậy nên, tốt nhất nên đi khám bệnh vào buổi sáng, đây là thời điểm phù hợp nhất khi bạn chưa ăn gì sau một đêm ngủ. Điều này sẽ giúp phản ánh rõ rệt nhất, chính xác nhất kết quả xét nghiệm và tình trạng của bạn.

Không dùng chất kích thích

Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bạn tuyệt đối không được dùng chất kích thích, hút thuốc lá, cà phê, rượu bia. Tất cả những chất này đều không tốt cho sức khỏe, lại ảnh hưởng không tốt đến kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, việc lấy mẫu máu rất nhanh, chỉ hơi đau và buốt tay nên người bệnh không cần quá lo lắng khi thực hiện kết quả xét nghiệm.

Chọn cơ sở uy tín

Người bệnh nên đến những cơ sở y tế tốt, chất lượng để thực hiện các xét nghiệm. Những cơ sở y tế không đảm bảo, thường sẽ không đủ khả năng để có thể đưa ra được những phân tích chuẩn xác.

Tạm kết

Hi vọng rằng, thông qua nội dung bài viết dưới đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn WBC trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm WBC đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Trong quá trình đi thăm khám và làm xét nghiệm, bạn hãy chú ý hơn đến chỉ số WBC này nhé!

Xem thêm bài viết: