5+ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nhầy

5+ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nhầy

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt nên rất dễ gặp các rối loạn về đường tiêu hóa. Chính vì thế, rất nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và vàng nhầy. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi vàng có sao không? Cách xử lý thế nào?

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nhầy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy thường xảy ra trong giai đoạn sơ sinh và lúc bé đang được bú sữa mẹ. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ.

Những hạt vàng trong phân của trẻ thường được gọi là “hạt meconium”. Meconium là chất phân đen như keo, dày và lấy nguồn gốc từ các chất lỏng, nhầy và tế bào đã được nuôi dưỡng trong ruột của thai nhi trong suốt thời gian mang thai. 

Sau khi trẻ ra đời và bắt đầu tiếp xúc với sữa mẹ. Chất phân chuyển từ meconium thành phân thường và có màu vàng nhạt.

Hạt meconium ban đầu trong phân của trẻ mới sinh có thể có màu đen hoặc xanh đen. Nhưng dần dần sẽ chuyển sang màu vàng nhạt khi trẻ tiếp tục bú sữa mẹ. Màu vàng nhạt này xuất hiện nhờ việc hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động.

Nếu trẻ đi ngoài có hạt vàng và tỏ ra khỏe mạnh, tỉnh táo. Không có các triệu chứng khác đáng lo ngại như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng… Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động bình thường. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nhầy

Trẻ sơ sinh rất dễ bị rối loạn đường tiêu hóa nếu có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng không hợp lý. Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và nhầy. Phụ huynh cần phải biết được nguyên nhân do đâu để có phương pháp cải thiện kịp thời.

Dưới đây là một số thủ phạm khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng.

Trẻ đi ngoài có hạt vàng nhầy do nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Như đã chia sẻ, trẻ đi ngoài có hạt vàng nhầy là hiện tượng sinh lý bình thường. Đây là biểu hiện của hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cũng là một phần trong quá trình thích nghi của cơ thể trẻ sơ sinh với việc tiếp xúc với sữa mẹ.

Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và có chất thúc đẩy tiêu hóa, giúp trẻ sơ sinh tiêu hóa dễ dàng hơn. Hạt vàng nhầy trong phân của trẻ là kết quả của quá trình này và cũng thể hiện rằng hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động bình thường.

Đi ngoài phân sống (diễn ra nhiều lần trong ngày) cũng là một điều bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong ba tháng đầu đời của bé. Đây là cách cơ thể loại bỏ cặn sữa tích tụ và thích nghi với quá trình tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi vàng do thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi vàng là do thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thực tế, chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Khi mẹ tiêu thụ các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đồ ăn cay nóng, cà phê, trà, hải sản. Hoặc các loại thực phẩm khác có tiềm năng gây dị ứng. Khiến cho một số thành phần trong sữa mẹ có thể bị thay đổi và gây kích ứng cho trẻ. 

Điều này có thể làm cho hệ tiêu hóa của trẻ không thích nghi được và dẫn đến tiêu chảy hoặc phân bất thường có sợi vàng.

Khi trẻ bị tiêu chảy kèm theo phân bất thường và có các dấu hiệu khác như sốt, nôn mửa hoặc không khỏe mạnh. Phụ huynh nên theo dõi bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nguy hiểm ở trẻ. 

Nhiễm trùng đường ruột – Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy

Phụ huynh cần lưu ý với tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy. Bởi đây có thể là dấu cảnh báo trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra các triệu chứng như phân có màu vàng hoặc trắng. Đi kèm với mùi chua và nhầy, trẻ chán ăn, bỏ bú, sốt cao, đau bụng, quấy khóc, da tái. Có thể dẫn đến tình trạng mất nước và mất điện giải.

Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhiễm trùng đường ruột có thể rất nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời. Nếu phụ huynh nhận thấy các triệu chứng trên, nên đưa bé tới bệnh viện để điều trị sớm.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng, hạt vàng sau khi tiêm phòng

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng, hạt vàng xuất hiện sau khi đi tiêm phòng.

Việc tiêm phòng có thể gây ra một số phản ứng phụ ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Lạnh bụng: Trẻ có thể có cảm giác lạnh ở bụng sau khi tiêm phòng.
  • Sốt cao: Trẻ có thể có sốt cao, đây là phản ứng thông thường của cơ thể đối với một số loại vắc-xin.
  • Bỏ bú: Trẻ có thể từ chối bú do cảm giác không thoải mái sau khi tiêm phòng.

Các triệu chứng này thường là những phản ứng bình thường và thường tự giảm đi sau một vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng sau tiêm phòng có thể nặng hơn và dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng và hạt vàng.

Nếu con bị sốt cao, lừ đừ, mặt tái nhợt và đi ngoài với hiện tượng trên quá 3 lần/ngày. Hoặc có bất kỳ triệu chứng khác đáng lo ngại, bố mẹ cần cho con đến cơ sở y tế để được theo dõi và khám bệnh ngay. 

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và nhầy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt và nhầy còn có thể do bé bị lạnh bụng, cảm cúm, ảnh hưởng từ món ăn lạ. Nếu mẹ thấy bé đi ngoài liên tục trong 3 ngày kèm triệu chứng sốt, mệt mỏi, bú kém… Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

Dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt

Có thể thấy, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy là hiện tượng sinh lý bình thường. Song một số trường hợp có thể do nhiễm trùng đường tiêu hóa, dị ứng… Do đó, phụ huynh nên thường xuyên theo dõi phân của trẻ khi đi ngoài có hạt.

Nếu phát hiện có những dấu hiệu dưới đây, cần cho trẻ đi kiểm tra tại các bệnh viện uy tín.

  • Màu sắc của phân nhạt bất thường, có thể do vàng da hoặc bệnh về gan gây ra.
  • Phân có lẫn máu.
  • Bé khó đi đại tiện, phân khô nhỏ, lúc đi phải rặn.
  • Phân có màu xanh, lỏng, kèm nhiều nước. Tần suất đi đại tiện thường xuyên hơn mọi ngày.
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và có bọt. 

Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng

Tùy vào tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Tình trạng bình thường

Khi thấy trẻ đi ngoài có hạt vàng nhưng vẫn bú tốt, ngủ ngon và phát triển bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Hạt vàng trong phân của trẻ sơ sinh là một biểu hiện bình thường và tự nhiên trong giai đoạn bú sữa mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu tốt. Các hạt vàng trong phân là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.

Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, mà còn giúp củng cố và hoàn thiện hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Sữa mẹ cũng chứa các chất chống vi khuẩn và chất kháng viêm giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật.

Để cung cấp sữa mẹ tốt nhất cho con, mẹ nên ăn uống đầy đủ và hợp lý. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Đồng thời, nên hạn chế ăn đồ tươi sống để đảm bảo sữa mẹ đạt chất lượng tốt và an toàn cho trẻ.

Với sự chăm sóc đúng cách và việc cho con bú sữa mẹ đủ và đều đặn. Trẻ sẽ có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ trong giai đoạn này.

Tình trạng tiêu chảy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước là do tiêu chảy sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng mất nước. Trường hợp này cần phải phát hiện và xử lý sớm.

Lúc này, mẹ nên tăng cường cho con bú thường xuyên và cung cấp chất điện giải để giúp con cân bằng lượng nước và điện giải mất đi. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi trẻ thường xuyên. Nếu thấy trẻ hôn mê và da tái cần đưa đến bệnh viện ngay.

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Việc theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ sơ sinh là rất quan trọng để kiểm tra sức khỏe của bé và đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Sau sinh từ 1 – 2 ngày, phân của trẻ sẽ có màu xanh đen, sệt và dính thường gọi là phân su. Phân su được tạo nên từ chất nhầy, nước ối và những gì bé đã tiêu hóa trong bụng mẹ trong thời gian mang thai. 

Sau khi hết phân su, tính chất phân của trẻ sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Sữa non của mẹ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của trẻ. Khi bé được bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa non này giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé, làm nhuận tràng và đẩy phân su ra khỏi cơ thể bé.

Sau khoảng 3 ngày, phân của trẻ sẽ thay đổi. Phân lúc này có màu sáng hơn, chuyển từ nâu sang vàng, phân lỏng hoặc lợn cợn, vón cục. Việc phân có màu vàng và hơi lỏn cợn được gọi là “phân hoa cải”.

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa ngoài

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa ngoài thường có một số điểm khác biệt so với phân của trẻ bú sữa mẹ.

  • Số lượng: Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài thường đi ngoài nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Điều này có thể do thành phần dinh dưỡng và hàm lượng nước trong sữa công thức khác biệt so với sữa mẹ. Gây ra sự khác biệt trong tiêu hóa và phân của bé.
  • Mùi: Phân của trẻ sơ sinh bú sữa ngoài thường có mùi khá nặng hơn so với phân của trẻ bú sữa mẹ. Điều này có thể do sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng và vi khuẩn có trong sữa công thức.
  • Màu sắc: Phân của trẻ sơ sinh bú sữa ngoài thường có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, giống phân của người lớn. Trong khi đó, phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có màu vàng nhạt đến màu vàng hơi xanh (phân su).

Với trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức

Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy phân của có bé có màu sẫm hơn, phân dính và có mùi nặng.

Trẻ bắt đầu ăn dặm

Tần suất đi đại tiên hay đặc điểm của phân trong giao đoạn này sẽ có sự thay đổi lớn. Vì bé được ăn nhiều món nên phân sẽ đặc, màu sẫn và có mùi nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng và nhầy. Như vậy, đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đi ngoài phân có hạt vàng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên đưa con đi kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem thêm bài viết: