Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Điều này không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu trong sinh hoạt mà còn tạo tâm lý tiêu cực suốt thai kỳ. Chủ động thăm khám, điều trị sớm là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.
Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Bầu bí khiến cơ thể chị em có nhiều thay đổi và gặp phải không ít rắc rối. Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai là một trong những rắc rối điển hình. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này phải kể đến:
Mang thai bị ngứa vùng kín do thay đổi hormone
Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất lượng hormone nữ estrogen và progesterone tăng cao. Điều này gây xáo trộn môi trường âm đạo, khiến âm đạo khô ngứa.
Với những mẹ có tiền sử khô âm đạo hoặc chàm bội nhiễm, hiện tượng ngứa vùng kín càng trở nên phổ biến.
2 Bên mép vùng kín ngứa rát do tăng tiết dịch âm đạo
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể gia tăng tiết dịch âm đạo, gây ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín.
Rạn da gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối
Sự mở rộng tự nhiên của vùng kín trong thai kỳ có thể làm da vùng kín bị căng và gây ngứa. Đặc biệt là những mẹ bầu đang ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Theo khảo sát, có đến 20% thai phụ gặp phải hiện tượng rạn da. Ngoài vùng kín, vết rạn còn xuất hiện ở ngực, bụng, đùi, háng, mông… Mức rạn càng nhiều, lằn da càng rõ rệt những vệt mà hồng hoặc nâu đỏ như sẹo.
Vùng kín nữ ngứa ngáy do dị ứng với sản phẩm vệ sinh
Thai phụ bị dị ứng với các sản phẩm vệ sinh như: Băng vệ sinh, bột giặt, xà phòng hay các chất tạo màu và hương liệu trong quần lót cũng có thể ngứa ngáy, nổi mụn, sưng tấy vùng kín.
Những triệu chứng này thường không kéo dài lâu. Thường sẽ khắc phục ngay khi chị em ngưng sử dụng sản phẩm.
Ngứa mép vùng kín do tăng sinh mạch máu ngoài da khi có thai
Trong thai kỳ, để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cả mẹ và thai nhi, cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone và các chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến tăng số lượng các mạch máu ngoài da, làm cho da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
Vùng bẹn và lông mu thường là nơi tập trung nhiều mạch máu ngoài da, nên sẽ dễ bị ngứa ngáy khó chịu hơn.
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín do vệ sinh chưa sạch sẽ, đúng cách
Trong quá trình mang thai, vùng kín có xu hướng nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng do thay đổi hormone và sự tăng sinh mạch máu ngoài da. Thai phụ nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ có thể làm tăng khả năng bị vi khuẩn, nấm phát triển và dẫn đến ngứa ngáy.
Thiếu hụt vitamin B12 gia tăng cơn ngứa vùng kín
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin quan trọng. Chúng tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, sản xuất các tế bào máu. Duy trì chức năng thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như giúp duy trì sự khỏe mạnh của da và niêm mạc.
Trong thai kỳ, nhu cầu vitamin B12 của cơ thể mẹ tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12, phụ nữ mang thai có thể gặp những vấn đề sức khỏe như: Thiếu máu, suy nhược, buồn nôn, tiêu chảy và ngứa ngáy.
Bà bầu ngứa mép vùng kín do viêm nang lông
Trong thai kỳ, bà bầu thường bị ngứa mép vùng kín do viêm nang lông vì thay đổi nội tiết tố, cơ thể tăng tiết mồ hôi và hệ thống miễn dịch yếu.
Viêm nang lông vùng kín (folliculitis) là tình trạng viêm nhiễm các nang lông ở vùng kín. Từ đó, gây ra các triệu chứng như: Ngứa, đỏ, sưng, và có thể xuất hiện mụn nhỏ xung quanh các nang lông.
Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai do đâu? Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là nguyên nhân phổ biến gây ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Bệnh xuất hiện do sự tăng tiết hormone estrogen trong thai kỳ làm thay đổi môi trường pH của âm đạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, hoặc ký sinh trùng phát triển và gây viêm nhiễm.
“Cô bé” ngứa ngáy do mắc bệnh xã hội
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục và Chlamydia cũng có thể trở thành tác nhân khiến “cô bé” bị ngứa ngáy. Để nhận diện bệnh sớm, các bạn cần lưu ý đến những triệu chứng bất thường sau:
- Ngứa, rát, sưng đỏ vùng kín và âm hộ.
- Ra nhiều huyết trắng màu đục, có thể có mùi hôi khó chịu.
- Đi tiểu đau buốt, tiếu lắt nhắt, tiểu khó.
- Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện các vết loét hoặc mụn nhỏ xung quanh vùng kín.
Bị ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo số liệu thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai bị ngứa 2 mép vùng kín. Điều này gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như nào? Bị ngứa bên ngoài vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ Sản phụ khoa đầu ngành, ngứa bên ngoài vùng kín khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng song song đến cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
Ảnh hưởng của ngứa vùng kín với mẹ bầu
- Cảm giác ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, mùi hôi, … khiến thai phụ luôn tự ti, mặc cảm. Cuộc sống sinh hoạt, công việc bị giảm hiệu suất.
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác khi vi khuẩn gây bệnh di chuyển ngược dòng. Điển hình như: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung…
- Gây tổn thương “cô bé”: Cảm giác ngứa ngáy khiến chị em luôn muốn gãi vùng kín. Thói quen này vô tình gây trầy xước, tổn thương cơ quan sinh dục. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Tác hại của ngứa 2 bên mép vùng kín tới thai nhi
- Mẹ bầu mang thai bị ngứa vùng kín do bệnh lý sẽ khiến thai nhi chậm phát triển hơn. Thai dễ bị dọa sảy, sinh non, thai lưu.
- Nếu sinh thường, viêm nhiễm của mẹ có thể lây truyền cho thai khiến em bé ngay từ khi sinh ra đã mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, thị giác…
- Trường hợp mẹ dùng thuốc chữa ngứa vùng kín tùy tiện, tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng đến não bộ, xương khớp của con.
Biện pháp khắc phục khi mẹ bầu bị ngứa mép vùng kín
Khi mẹ bầu bị ngứa mép vùng kín, có thể thử áp dụng các biện pháp khắc phục sau đây để làm giảm cảm giác ngứa và đảm bảo sức khỏe:
- Rửa vùng kín bằng nước ấm: Dùng nước ấm để rửa vùng kín hàng ngày. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng có hương liệu.
- Thay quần lót thường xuyên: Đảm bảo thay quần lót sạch sẽ hàng ngày và sử dụng chất liệu cotton thoáng khí để giảm tạo điều kiện ẩm ướt và kích ứng da.
- Chườm lạnh: Nếu ngứa vùng kín quá mức, bạn có thể dùng một ít đá lạnh chườm vào vùng kín để làm dịu cảm giác ngứa.
- Tránh cạo lông: Trong thai kỳ, hạn chế cạo lông vùng kín để tránh tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo: Tránh ẩm ướt và giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây ngứa.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước để duy trì cân bằng độ ẩm trong cơ thể và giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân, nguy hại, cách khắc phục ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai. Tuy rằng đây chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại lớn. Do đó, tuyệt đối không thể coi thường.
Trường hợp ngứa vùng kín kéo dài và đi kèm đỏ, sưng, mùi hôi, đau buốt khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Xem thêm bài viết: