Cây huyết đằng: Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng hiệu quả

Cây huyết đằng: Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng hiệu quả

Cây huyết đằng là một trong những thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy thực hư cây huyết đằng có tác dụng gì? Cây huyết đằng giá bao nhiêu? Nội dung bài viết dưới đây sẽ có thông tin về cây thuốc này.

Những điều cần biết về cây huyết đằng

Cây huyết đằng còn có nhiều tên gọi khác như hồng đăng, đại hoàng đằng, dây máu… Loại này này thuốc nhóm thực vật dây leo thân gỗ.

Hình ảnh cây huyết đằng

cây huyết đằng có tác dụng gì

Thông qua đặc điểm hình thái, các bạn sẽ dễ dàng nhận biết hình ảnh cây huyết đằng như thế nào.

  • Thân cây thuộc kiểu dây leo lâu năm, cứng chắc và có khả năng leo lên đến 10m. Đường kính trung bình khoảng từ 3 cm đến 4 cm. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt và mặt xù xì. Nếu chặt ngang thân cây, sẽ thấy nhựa có màu đỏ giống như máu.
  • Lá của cây huyết đằng thuộc kiểu lá kép, mỗi cành lá thường tập trung từ 3 đến 9 lá đơn, có hình dáng giống quả trứng. Lá chét luôn mọc ở vị trí giữa cuống.
  • Quả của cây huyết đằng thường xuất hiện vào giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Chúng có hình dáng tương tự quả trứng, với chiều dài trung bình khoảng 7cm. Bên ngoài thường bị bao phủ bởi một lớp lông mịn. Bên trong quả có từ 3 đến 5 hạt nhỏ.
  • Hoa của cây huyết đằng mọc từ vị trí nách lá và bên ngoài cuống hoa thường được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Hoa thường mọc thành từng tràng và có màu tím, tạo nên một hình ảnh rất đẹp mắt.

Khu vực phân bố

Huyết đằng thường phát triển mạnh ở các khu vực núi cao, đặc biệt là trên độ cao 850m trở lên. Tại Việt Nam, loài thực vật này có sự phân bố rộng rãi và sinh trưởng tốt ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là trong các vùng núi cao.

Các tỉnh và thành phố như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai và Lâm Đồng… Là những địa chỉ xuất hiện nhiều cây huyết đằng ở nước ta. 

Phương pháp thu hái

Có hai phương pháp chính để thu hái cây dây máu tùy thuộc vào mục đích sử dụng sau này. Bao gồm:

  • Thu hái tươi: Sau khi thu hái, phần dây leo cần được rửa sạch và sau đó thái thành từng lát mỏng. Dây leo này có thể được sử dụng ngay sau khi thu hái.
  • Thu hái khô: Đối với phương pháp này, dây leo cây dây máu sau khi thu hái sẽ được ngâm trong nước. Thời gian ngâm sẽ phụ thuộc vào kích thước của dây leo. Đối với những dây leo nhỏ, thời gian ngâm chỉ cần từ 2 tiếng trở lại. Còn với dây leo cỡ lớn, bạn cần ngâm trong nước trong khoảng 3 ngày liên tiếp. Sau khi đủ thời gian ngâm, dây leo được vớt ra, rửa sạch bằng nước. Sau đó thái thành từng lát mỏng và cuối cùng đem phơi khô.

Cách thức bảo quản

Sau khi thu hái, huyết đằng cần phải bảo quản cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến chất lượng. Môi trường thích hợp để bảo quản dược liệu này là nơi khô ráo, thông thoáng.

Với huyết đằng đã sấy khô tuyệt đối không để tiếp xúc với độ ẩm. Bởi khi tiếp xúc với độ ẩm rất dễ bị mốc, làm mất tác dụng chữa bệnh.

Phân biệt cây huyết đằng và cây cỏ máu

Theo dân gian, cây huyết đằng và cây cỏ máu mặc dù có cùng họ nhưng là hai vị thuốc khác nhau. Vậy phân biệt cây huyết đằng và cây cỏ máu như thế nào?

  • Màu sắc:

Cây huyết đằng thường có màu đỏ đậm hơn, trong khi cây cỏ máu thường có màu đỏ nhạt hơn. Màu đỏ của cây huyết đằng thường nổi bật hơn và đậm đặc hơn so với cây cỏ máu.

  • Mùi vị:

Cỏ máu thường có mùi thơm, dễ ăn, trong khi huyết đằng có vị chát và khó ăn hơn. Điều này có thể là một đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa hai loài cây này.

  • Tên gọi dân gian:

Trong dân gian, cây cỏ máu thường được gọi là “cây máu người” do màu sắc của nó có liên quan đến màu máu và có mùi thơm ngon. Trong khi đó, cây huyết đằng thường được gọi là “cây máu chó”. Vì màu sắc của nó có thể xuống tông màu đỏ đậm hơn và có vị chát hơn.

Cây huyết đằng có tác dụng gì?

Vậy cây huyết đằng có tác dụng gì? Hiện nay cả Đông y và Y học hiện đại đã công nhận tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Cụ thể.

Tác dụng của cây huyết đằng theo Đông y

Theo Đông y cây huyết đằng có vị đắng, tính ấm. Tác dụng của cây huyết đằng đó là cải thiện sức khỏe xương khớp, điều huyết, thông kinh.

Chính vì thế, những đối tượng sau thường được bác sĩ chỉ định dùng:

  • Cơ thể đau nhức, toát mồ hôi.
  • Mắc bệnh dạ dày.
  • Rối loạn khuyệt san.
  • Thiếu máu.

Theo y học hiện đại

Y học hiện đại chứng minh huyết đằng có những công dụng chữa bệnh sau:

  • Kháng viêm: Cây huyết đằng đã được chứng minh có khả năng kháng viêm. Giúp giảm viêm khớp và có thể hỗ trợ trong các tình trạng viêm nhiễm khác. 
  • Đối với quá trình chuyển hóa phosphate: Tác dụng này có thể giúp cải thiện quá trình chuyển hóa phosphate trong cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ liên quan đến tử cung và thận. 
  • Tim mạch: Cây huyết đằng đã được nghiên cứu về tác dụng tích cực đối với hệ tim mạch. Bao gồm việc giảm huyết áp và ức chế cơ tim. Những tác dụng này có thể hỗ trợ người có vấn đề về tim mạch và huyết áp cao.
  • Hệ thần kinh trung ương: Cây huyết đằng cũng có tác dụng lên hệ thần kinh. Giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm đau. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tiềm năng cho việc điều trị các vấn đề về tâm lý và thần kinh.

Một số bài thuốc từ cây huyết đằng

Qua những chia sẻ trên có thể thấy huyết đằng mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh. Với thảo dược này, các bạn có thể dùng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.

Dưới đây là một số bài thuốc từ kê huyết đằng có thể tham khảo.

Chữa phong thấp, gân xương đau nhức

Bài 1: 

  • Huyết đằng: 20g.
  • Thiên niên kiện: 6g.
  • Bạch chủ: 4g.
  • Cẩu tích, Tỳ giải, Ngưu tất: Mỗi vị 20g.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống.

Bài 2: 

  • Huyết đằng, rễ gối hạc, cây mua múi: Mỗi vị 12g.
  • Dây đau xương, vỏ thân ngũ gia bì, rễ phòng kỷ: Mỗi vị 10g.
  • Thái nhỏ các nguyên liệu trên rồi phơi khô. Khi thảo dược khô đem ngâm với rượu. Mỗi ngày dùng 50ml rượu thuốc chia thành 2 lần.

Điều trị đau mỏi lưng gối

Cách thực hiện:

  • Huyết đằng, tục đoạn: Mỗi vị 16g.
  • Dây đau xương, hương thảo, cẩu tích: Mỗi vị 12g.

Cách thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống.
  • Liều lượng ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 6 tháng.

Chữa huyết hư gây đau đầu, các khớp xương đau mỏi

Chữa huyết hư gây đau đầu, các khớp xương đau mỏi

Nguyên liệu:

  • Huyết đằng: 20g.
  • Tâm sen: 4g.
  • Hạt muồng sao, huyền sâm, ngưu tất, mạch môn: Mỗi vị 15g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước.
  • Cho vào nồi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Bài thuốc 1: 

  • Huyết đằng, ích mẫu: Mỗi vị 16g.
  • Sinh địa: 12g.
  • Xuyên khung, nghệ, đào nhân: Mỗi vị 8g.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, uống đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 2: 

  • Huyết đằng: 16g.
  • Ích mẫu: 12g.
  • Ngưu tất: 10g.
  • Nghệ vàng: 6g.
  • Mỗi ngày dùng 1 tháng, liên tục từ 5 – 10 ngày.

Chữa thiếu máu, hư lao

Cách ngâm rượu cây huyết đằng trị thiếu máu, hư lao như sau.

  • Chuẩn bị 200g huyết đằng khô.
  • Tán nhỏ dược liệu rồi ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Bài thuốc kê huyết đằng chữa bệnh đau dạ dày

Bài thuốc kê huyết đằng chữa bệnh đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Sử dụng 16 – 20g huyết đằng sắc lấy nước uống mỗi ngày. 
  • Cách 2: Dùng huyết đằng ngâm rượu hoặc cô đặc thành sao để dùng. 

Bài thuốc chữa chữa bệnh đau thần kinh tọa với kê huyết đằng

Bài thuốc 1: 

  • Huyết đằng, đào nhân: Mỗi vị 20g.
  • Hồng hoa, nghệ vàng, ngưu tất: Mỗi vị 12g.
  • Cam thảo: 4g.
  • Nhọ nồi: 10g.
  • Cho các nguyên liệu sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì tắt bếp.
  • Lấy nước thuốc uống, chia thành 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: 

  • Huyết đằng, ngưu tất, dây đau xương, cẩu tính: Mỗi trị 20g.
  • Ba kích, cốt toái bổ: Mỗi vị 12g.
  • Thiên niên kiện, cốt khí củ: Mỗi vị 8g.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.

Kê huyết đằng chữa đau vùng tim, tim đập không đều

Nguyên liệu:

  • Huyết đằng: 20g.
  • Tâm sen: 4g.
  • Hạt muồng, mạch môn, huyền sâm: Mỗi vị 15g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi để ráo nước.
  • Sắc lấy nước uống, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Đối tượng nên và không nên sử dụng

Theo các bác sĩ, cây huyết đằng lành tính, an toàn khi sử dụng. Song có những đối tượng chống chỉ định với thảo dược này. Cụ thể như sau:

Chỉ định:

  • Sức khỏe yếu: Huyết đằng có thể giúp cải thiện tình trạng người suy nhược, thiếu máu, kém ăn và có giấc ngủ kém.
  • Khí huyết hư hàn: Huyết đằng có tính ấm, nên có thể hỗ trợ người bị khí huyết hư hàn.
  • Các vấn đề về xương khớp: Huyết đằng có tác dụng tăng cường sức kháng của xương và khớp, có thể hỗ trợ người bị đau nhức xương khớp.
  • Phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt: Cây huyết đằng có thể được sử dụng để hỗ trợ phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh hoặc bế kinh.

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với các thành phần có trong huyết đằng.
  • Người bị huyết không hư, huyết ứ, khí trệ.
  • Nữ giới đang mang thai hoặc cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng huyết đằng

Để sử dụng huyết đằng hiệu quả, an toàn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng huyết đằng hoặc bất kỳ dược liệu nào khác, cần rửa sạch bụi bẩn và các tạp chất.
  • Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể bị táo bón, khô họng. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không nên tự ý tăng liều hoặc lạm dụng cây huyết đằng. Tuân thủ liều lượng được đề xuất để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không sử dụng huyết đằng nếu bị ẩm mốc hoặc hư hỏng. Vì điều này có thể làm mất chất và gây tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Lựa chọn mua huyết đằng từ các nguồn uy tín, để đảm bảo chất lượng.
  • Khi sử dụng cây huyết đằng hoặc bất kỳ thảo dược nào khác. Nên theo dõi tình trạng sức khỏe và báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Huyết đằng mua ở đâu và cây huyết đằng giá bao nhiêu?

Để mua cây huyết đằng, các bạn có thể tìm đến các hiệu thuốc Đông y, cây thuốc Nam. Lưu ý nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở uy tín, được cấy giấy phép hoạt động.

Với câu hỏi cây huyết đằng giá bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào địa chỉ cung cấp. Hiện nay giá trên thị trường sẽ dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/1kg.

Trên đây là thông tin tổng quan về cây huyết đằng. Bao gồm công dụng, cách sử dụng và giá cả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giải đáp các thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Trước khi dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết: