Viêm đường tiết niệu nữ là căn bệnh rất thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà hiệu quả. Hãy tham khảo nội dung dưới đây để tìm lời giải đáp.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu nữ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh rất phổ biến, đứng ở vị trí thứ 2 sau các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nữ giới bị viêm đường tiết niệu thường gặp phải các triệu chứng như: đi tiểu rắt, tiểu buốt, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu,… Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có đến 90% nữ giới mắc phải bệnh viêm tiết niệu 1 lần trong đời. Sở dĩ, tỉ lệ nữ giới mắc viêm đường tiết niệu thường cao hơn nam giới là bởi:
Kích thước niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới, chỉ dài khoảng 3-5cm, trong khi niệu đạo nam dài 18 – 20cm (gấp 5-6 lần) nữ giới. Do đó, vi khuẩn có xâm nhập nhanh chóng và gây viêm đường tiết niệu.
Vị trí niệu đạo nữ nằm ngay sát nhiều cơ quan như: âm đạo, âm vật, lỗ hậu môn,… Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Giai đoạn mang thai, các cơ tử cung, cơ trơn tiết niệu có xu hướng giãn ra. Do đó, chị em trong thời kỳ bầu bí sẽ có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn.
Dùng băng vệ sinh, cốc nguyệt san sai cách trong những ngày đèn đỏ, cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu nữ.
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà
Như đã nói ở trên, viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến, vì vậy căn bệnh này sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Biện pháp chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là dùng thuốc. Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng một vài cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà dưới đây, để hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?
Muốn biết “viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?” bạn cần chủ động đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, dựa trên tình trạng bệnh của bạn. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi, dễ gây ra nhiều ra hiện tượng nhờn thuốc.
Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu. Do đó, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để diệt khuẩn, ngăn không cho chúng sinh sôi và phát triển. Dưới đây là một số nhóm kháng sinh thường được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Nhóm kháng sinh thông dụng như Doxycycline, Trimethoprim/ sullfamethoxazole,… được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà đơn giản. Thời gian dùng thuốc từ 3-5 ngày.
- Sử dụng nhóm kháng sinh phổ rộng nhưng thời gian điều trị kéo dài 14 ngày. Kết hợp với một số nhóm thuốc khác như: thuốc kháng virus, thuốc chống nấm,… để điều trị viêm đường tiết niệu phức tạp.
- Duy trì dùng kháng sinh liều thấp trong khoảng 6 tháng, kết hợp liệu pháp estrogen âm đạo nếu trong giai đoạn mãn kinh,… với trường hợp mắc viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên (3-4 đợt/năm)
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ quá trình chữa trị và ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở phụ nữ. Nước không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu mà còn giữ cho niệu đạo và bàng quang được rửa sạch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn nên uống đủ ít nhất 2 lít nước/ngày là phương pháp tự nhiên và an toàn. Không chỉ giúp ích trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu mà còn giúp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là cách để duy trì sức khỏe nói chung.
Không được nhịn tiểu – đi tiểu khi có nhu cầu
Cách chữa và phòng tránh viêm đường tiết niệu nữ tiếp theo phải kể đến đó là không được nhịn tiểu. Chị em cần đi tiểu khi có nhu cầu.
Nước tiểu được đào thải ra khỏi cơ thể khi cơ thể có nhu cầu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và hạn chế thời gian tiếp xúc giữa vi khuẩn và các tế bào, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thói quen này đặc biệt quan trọng sau quan hệ tình dục. Vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu trong quá trình quan hệ.
Vệ sinh lành mạnh
Thói quen vệ sinh lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu. Các biện pháp như không nhịn tiểu quá lâu, đi tiểu sau quan hệ tình dục, và chú ý đến loại bao cao su sử dụng,… có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Việc lau vệ sinh từ trước ra sau là một thói quen quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang khu vực sinh dục. Sử dụng giấy vệ sinh riêng biệt là một biện pháp bổ sung hữu ích để đảm bảo sự sạch sẽ và ngăn chặn lây nhiễm.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
Thực hiện các biện pháp vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục là việc làm quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những biện pháp như đi tiểu trước và sau khi quan hệ, sử dụng bao cao su, rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ,…sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của đường tiết niệu.
Đối với việc rửa bộ phận sinh dục cần được áp dụng đối với cả nam và nữ có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự lây nhiễm. Sự nhận thức và trách nhiệm của cả hai đối tác tình dục cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và phòng tránh các vấn đề sức khỏe.
Bổ sung vitamin C – cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà
Vitamin C không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống miễn dịch mà còn hỗ trợ trong việc ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc tăng độ axit của nước tiểu thông qua việc bổ sung vitamin C có thể tạo môi trường không thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng vitamin C giống như một biện pháp dự phòng trong thời kỳ mang thai. Giúp làm giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu trong giai đoạn này.
Tăng cường bổ sung các dưỡng chất tự nhiên
Các chất bổ sung tự nhiên như D-Mannose, lá Bearberry, chiết xuất nam việt quất, và chiết xuất tỏi,… là lựa chọn hữu ích trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm đường tiết niệu.
- D-Mannose đặc biệt được biết đến với khả năng ngăn chặn vi khuẩn gắn kết vào niệu đạo và bàng quang, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Lá Bearberry, còn được biết đến với tên gọi uva ursi, cũng được sử dụng trong nhiều loại chất bổ sung để giảm tái phát viêm đường tiết niệu.
- Chiết xuất nam việt quất và tỏi đều có tính kháng khuẩn, hỗ trợ trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Uống men vi sinh
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà tiếp theo đó là bạn nên bổ sung men vi sinh. Đặc biệt là men thuộc nhóm Lactobacillus, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường tiết niệu.
Chúng tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời sản xuất các chất kháng khuẩn như hydrogen peroxide để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Những men vi sinh này có thể được cung cấp thông qua thực phẩm lên men như yogurt chứa probiotics hoặc thông qua chất bổ sung men vi sinh. Việc bổ sung men vi sinh đặc biệt hữu ích cho những người có tiền sử bị tái nhiễm viêm đường tiết niệu nhiều lần. Hoặc người muốn tăng cường sức khỏe đường tiết niệu.
Uống nước ép nam việt quất không đường
Nước ép nam việt quất không chỉ ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các hợp chất trong nước ép nam việt quất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn Escherichia coli bám vào tế bào đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa polyphenol trong nam việt quất cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và làm sạch bệnh nhiễm trùng.
Nước ép việt quất được các bác sĩ khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là ở phụ nữ thường xuyên tái phát ăn bệnh này, nên thêm loại nước ép này vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Rau diếp cá chữa viêm đường tiết niệu
Rau diếp cá là loại rau ăn sống giàu chất dinh dưỡng và có nhiều tính chất hỗ trợ sức khỏe. Việc sử dụng rau diếp cá để điều trị các vấn đề về đường tiết niệu là một phương pháp tự nhiên được nhiều chị em áp dụng.
Bởi rau má có tính mát, vị hơi tanh nên hỗ trợ giảm viêm, lợi tiểu. Chị em có thể ăn trực tiếp lá diếp cá hoặc xay thành nước ép để uống.
Chữa viêm đường tiết niệu nữ bằng tỏi
Tỏi là một siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất kháng viêm có trong tỏi có thể giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, tỏi còn được chứng minh là loại gia vị có khả năng chống ung thư rất tốt.
Bạn có thể ăn vài lát tỏi sống hoặc tăng cường chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày hoặc ăn tỏi đen đã qua sơ chế nếu bạn sợ mùi tỏi sống.
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có thể hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
Giấm táo chứa nhiều khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, giúp kiểm soát viêm nhiễm.
Để tăng tính hiệu quả cho cách này, chị em có thể kết hợp giấm táo với mật ong cũng là một loại “thần dược” với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng cây mã đề
Cây mã đề là loại dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Cây mã đề có tính chất làm mát, thanh phế nhiệt và tiêu viêm. Vì vậy, vị thuốc này được ứng dụng để điều trị viêm đường tiết niệu, với công dụng lợi tiểu và giảm viêm nhiễm.
Để chữa viêm đường tiết niệu bằng cây mã đề, chị em chỉ cần rửa sạch cây mã đề, sau đó đun với nước uống hàng ngày.
Trên đây là 12 cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà, chị em có thể thử áp dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Xem thêm bài viết: