10+ Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

10+ Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Theo thống kê, có đến 10% phụ nữ mang thai bị sảy thai, thai lưu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và khả năng mang thai về sau. Do đó, nắm rõ những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi là rất nhanh chóng và đáng kinh ngạc. 

  • 1-2 Tuần: Trứng sau khi được thụ tinh sẽ tiến hóa thành một cụm tế bào gọi là phôi. Phôi thai sẽ dần di chuyển và làm tổ tại tử cung.
  • 3-4 Tuần: Trong giai đoạn này, phôi thai sẽ tiếp tục phát triển và hình thành một cấu trúc gọi là ống tiêu hóa ban đầu. 
  • 5-6 Tuần: Các tạp chất và mô nhầy bắt đầu xuất hiện, góp phần vào hình thành các cơ quan và mô của thai nhi. Tim bắt đầu đập. Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ tiết niệu cũng tiếp tục phát triển.
  • 7-8 Tuần: Các cấu trúc ban đầu của mắt, tai, mũi và miệng bắt đầu hình thành. Các khung xương cũng bắt đầu xuất hiện. Sự phát triển của các cơ quan chính như tim, gan, thận, phổi và não vẫn đang tiếp diễn.
  • 9-12 Tuần: Các cơ quan và hệ thống cơ bản của thai nhi đã hình thành và sẵn sàng phát triển tiếp. Những ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành và các khớp cũng bắt đầu hoạt động. 

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai?

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai?

Tuân thủ những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai là điều cực kỳ quan trọng, vì 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và phát triển của em bé về sau. Dưới đây là một số lý do quan trọng:

3 Tháng đầu là giai đoạn hình thành cơ bản của thai nhi

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các cơ, cơ quan và hệ thống cơ bản của thai nhi đang phát triển. Các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và tim mạch đang hình thành. 

Các cấu trúc này cần được hỗ trợ bởi các dưỡng chất và môi trường nội tiết tố lành mạnh để phát triển đúng cách.

Thai rối loạn phát triển do người mẹ không kiêng khem tốt

Thai rối loạn phát triển do người mẹ không kiêng khem tốt

Tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân này có thể là thuốc lá, rượu, chất gây nghiện, các loại thuốc, chất ô nhiễm môi trường, thức ăn không an toàn, và nhiều yếu tố khác. 

Kiêng kỵ trong giai đoạn này giúp giảm nguy cơ rối loạn phát triển và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Kiêng cữ 3 tháng đầu giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng

Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai. Mẹ hay bị đau nhức cơ thể, ốm nghén, khó tiêu, ợ nóng, tăng cân đều, tiểu nhiều… 

Hệ miễn dịch của thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu thường yếu hơn so với thời gian bình thường. Điều này khiến cho thai phụ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: Cúm, sốt xuất huyết, rubella và bệnh lậu. 

Kiêng kỵ và duy trì một lối sống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

Giữ sức khỏe khi mang bầu tránh tình trạng rối loạn hormone

Trong 3 tháng đầu ốm nghén, có sự thay đổi mạnh mẽ về hormone trong cơ thể thai phụ, đặc biệt là hormone progesterone và estrogen. Việc kiêng cữ giúp duy trì sự cân bằng hormone.

Nguy cơ sảy thai cao nếu mẹ không kiêng cữ cẩn thận 3 tháng đầu

Các tuần đầu tiên của thai kỳ có nguy cơ cao về sảy thai tự nhiên. Kiêng kỵ và tuân thủ các quy tắc an toàn trong giai đoạn này có thể giúp giảm nguy cơ sảy thai và tăng cơ hội mang thai thành công.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu cần ghi nhớ

Ông bà ta có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tuân thủ những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp phôi thai làm tổ chắc chắn. Tạo tiền đề cho hành trình phát triển toàn diện của thai về sau. Việc kiêng cữ cũng giúp mẹ có sức khỏe ổn định, dần thích nghi với việc mang thai. 

Giữ thai 3 tháng đầu không quá khó nếu mẹ áp dụng đúng những điều kiêng kỵ sau:

Mới phát hiện có thai nên làm gì? Không tùy tiện dùng thuốc

Mới phát hiện có thai nên làm gì? Không tùy tiện dùng thuốc

Không phải bất cứ loại thuốc nào cũng phù hợp với mẹ bầu. Nhiều loại thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gia tăng nguy cơ thai dị tật, thai lưu. Điển hình như: Thuốc tiểu đường, thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh…

Các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung vitamin cũng không thể dùng tùy tiện. Tốt nhất, thai phụ nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

3 Tháng đầu mang thai cần kiêng kỵ điều gì? Không tắm bồn, xông hơi 

Tắm bồn, xông hơi nước nóng là thói quen của nhiều chị em. Những cách này giúp cơ thể thư giãn, khỏe mạnh. Vậy nhưng, với mẹ bầu 3 tháng đầu thì lại là điều tuyệt đối cấm kỵ.

Thường xuyên tắm bồn, xông hơi nước nóng làm tăng tỷ lệ dị tật ở thai nhi. Mẹ cũng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, chị em có thể chuyển sang tắm vòi hoa sen để giảm bớt những tổn hại không đáng có.

Ăn thực phẩm tái, sống – Mẹ bầu cần tránh tuyệt đối 

Rất nhiều chị em có sở thích ăn đồ tái, sống vì chúng giữ được hương vị nguyên bản. Thói quen này thậm chí còn được giữ cho đến khi chị em có bầu. Đáng tiếc, đây lại là điều không hề tốt cho mẹ và bé.

Nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu thường ăn đồ sống có nguy cơ cao mắc bệnh listeriosis và bệnh toxoplasmosis. Những bệnh này có điểm chung là dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai. 

Sử dụng chất kích thích là những điều kiêng kỵ khi mang thai

Bàn về những điều kiêng kỵ khi mang thai, các mẹ cần tránh sử dụng chất kích thích (thuốc lá, bia rượu, caffein). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn gây hại cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình thai nghén.

Trong thuốc lá chứa hơn 4000 hóa chất độc hại. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến khí Carbon monoxide và Nicotine. Hút thuốc hoặc ngửi mùi khói thuốc dễ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn máu. Thai dễ bị dị tật bẩm sinh, thai lưu, sinh non.

Rượu, bia, cafein… cũng không phải là ngoại lệ. Những chất này khi đi qua rau thai vào cơ thể thai nhi sẽ gây hội chứng rối loạn ở thai nhi. Thai chậm phát triển, nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.

Ăn cho 2 người – Quan điểm sai lầm khi mang thai tam cá nguyệt đầu tiên

Không ít người lầm tưởng rằng mang thai cần phải ăn gấp đôi vì ăn cho 2 người. Vậy nhưng, đây là quan điểm hết sức sai lầm.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi vẫn còn rất nhỏ. Nếu thai thường xuyên tiếp xúc với hàm lượng dưỡng chất đậm đặc dễ gặp rắc rối về trao đổi chất. 

Mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ tăng cân nhanh. Từ đó gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật.

Tránh mang giày cao gót – Cách giữ thai trong 3 tháng đầu mẹ cần ghi nhớ

Giày cao gót là một trong những vật dụng không thể thiếu của phụ nữ hiện đại. Chúng không chỉ giúp tôn vóc dáng, thể hiện cá tính mà còn giúp chị em có vẻ ngoài chỉn chu hơn. Vậy nhưng, giày cao gót lại không hề phù hợp với phụ nữ có thai.

Những đôi giày cao dễ khiến chị em bị vấp, ngã gây sảy thai. Đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai chưa bám chắc vào tử cung. Chỉ cần những va vấp nhỏ cũng có thể gây rau bong non, xuất huyết, sảy thai.

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày đế bằng, thoải mái. Giày dép có độ cao tối đa 3-5 phân, có độ bám tốt, không bị trơn trượt.

Không đứng, ngồi quá lâu là những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

10+ Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu không thể thiếu là đứng, ngồi quá lâu. Hành động này dễ khiến đầu gối sưng đau, chân phù nề. Về lâu dài bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau nhức.

Mẹ bầu nên đi lại thường xuyên, vận động nhẹ nhàng. Tránh ngồi xổm, vắt chéo chân, ngồi với tư thế quỳ hoặc gập gối. Điểm chung của những tư thế này là hạn chế máu lưu thông, tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Cần tránh gì khi có bầu? Không mang vác đồ nặng

Cần tránh gì khi có bầu? Không mang vác đồ nặng

Nhiều chị em chủ quan cho rằng mình khỏe mạnh nên vẫn thường xuyên mang vác đồ nặng khi mang thai. Cũng chính bởi sự cố chấp này mà không ít trường hợp bị sa tử cung, sảy thai, thai bong non…

Thay vì khom lưng, gắng sức mang vác đồ nặng, các bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Hoặc bạn cũng có thể chia nhỏ đồ để mang trong nhiều lần. Mọi sự cẩn trọng đều là cần thiết trong giai đoạn nhạy cảm này.

3 Tháng đầu có bầu nên tránh ăn thực phẩm gây co bóp tử cung mạnh

Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn thực phẩm gây co bóp tử cung mạnh. Điển hình như: Dứa, nước dừa, rau răm, đu đủ xanh, rau ngót…

Những loại thực phẩm này thường kích thích tử cung co bóp mạnh mẽ. Nếu ăn số lượng nhiều hoặc thường xuyên sẽ khiến bào thai bị tống xuất ra ngoài. Nguy cơ sảy thai, bong nhau thai là điều khó tránh khỏi.

Lợi dụng chính những đặc tính này của thực phẩm, nhiều mẹ bầu còn dùng chúng để phá thai tại nhà. Tuy nhiên, việc phá thai không đúng cách tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Tránh tập thể dục quá sức giai đoạn đầu thai kỳ

Tập luyện rất tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn tăng cường lưu thông máu, duy trì sức khỏe. Vậy nhưng, riêng với mẹ bầu 3 tháng đầu việc tập luyện cần hết sức hạn chế.

Các chị em không nên hoạt động mạnh và liên tục thời gian dài. Điều này có thể khiến chị em mất sức, dễ bị ngã, động thai. Nếu vẫn muốn luyện tập, hãy chọn cho mình những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai được bài viết tổng hợp. Mẹ bầu nên tuân thủ để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trường hợp phát hiện bất thường, ngay lập tức liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc tốt nhất.

Xem thêm bài viết: