Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Trong đó vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu cũng là vấn đề được nhiều mẹ tò mò. Song không phải ai cũng biết chính xác vị trí của thai nhi ở đâu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để nắm rõ vị trí của con yêu trong thời điểm này.
Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Trước khi tìm hiểu vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu. Trước tiên các mẹ cần nắm rõ quá trình thụ thai diễn ra như thế nào.
Khi tinh trùng và trứng gặp nhau sẽ bắt đầu quá trình thụ thai. Hợp tử sau khi hình thành sẽ bắt đầu phân bào thành phôi thai. Phôi thai tiếp tục di chuyển đến tử cung để làm tổ.
Trong quá trình di chuyển để làm tổ, phôi thai sẽ tiếp tục phân bào. Đến khi tìm được vị trí thích hợp, phôi thai sẽ bám vào lớp niêm mạc và tiếp tục phân bào nhiều lần.
Quá trình làm tổ sẽ diễn ra từ 7 – 10 ngày. Như vậy tổng thời gian thụ thai và làm tổ sẽ mất khoảng 14 ngày.
Sau đó, phôi thai sẽ tiếp tục biệt hóa các tế bào thành các bộ phận khác nhau. Giai đoạn này phôi thai phát triển không ngừng nên vị trí cũng sẽ thay đổi liên tục. Thai nhi có thể ở tư thế quay đầu xuống dưới hoặc quay đầu lên trên.
Như vậy, vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu chính là ở tử cung, phía dưới rốn. Song đây chỉ là vị trí cho những thai nhi làm tổ ở tử cung. Một số trường hợp bất thường, thai làm tổ ngoài tử cung như ở ống dẫn trứng. Đây là vị trí nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ nếu không can thiệp sớm.
Dấu hiệu thai phát triển trong 3 tháng đầu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể của thai phụ sẽ có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu như thế nào, em bé phát triển có tốt không cũng là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu.
Tiếp theo bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ dấu hiệu của thai nhi phát triển tốt và bất thường trong 3 tháng đầu.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Ốm nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu phổ biến. Khi mang thai, hormone hCG tăng đột ngột khiến cơ thể của mẹ chưa kịp thích nghi. Nên sẽ khiến mẹ bầu có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, ăn không ngon.
Theo thống kê, có đến 70% thai phụ gặp phải triệu chứng ốm nghén. Khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, triệu chứng này sẽ thuyên giảm.
Ngoài ốm nghén, một số dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển tốt bao gồm:
- Bụng dưới và lưng có triệu chứng đau thắt.
- Cân nặng tăng từ 0,3 – 0,5kg mỗi tuần.
- Ngực căng, quầng vú chuyển sang màu sẫm.
- Tâm trạng dễ thay đổi.
- Thường xuyên buồn ngủ.
- Từ tháng thứ 12 bụng bắt đầu lớn hơn.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Vùng kín xuất hiện máu là dấu hiệu nguy hiểm. Có thể báo hiệu thai yếu, chửa ngoài tử cung hoặc hỏng thai.
- Ngứa toàn thân kèm theo các triệu chứng vàng da, sốt: Nếu chỉ bị ngứa có thể là do rạn da gây ra – không đáng lo ngại. Song nếu ngứa kèm theo triệu chứng vàng da, sốt, nước tiểu nhạt có thể báo hiệu tích nhiều acid mật trong gan. Trường hợp này không phát hiện sớm có thể tăng nguy cơ sinh non.
- Vùng kín ngứa ngáy: Khi mang thai vùng kín sẽ tiết nhiều khí hư để bảo vệ âm đạo. Nếu không được vệ sinh sạch, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm gây ngứa vùng kín.
- Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu: Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, kèm màu bất thường. Khả năng cao đã bị viêm vùng kín. Cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi gặp các dấu hiệu bất thường kể trên, chị em nên đến gặp các bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
Các chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu mang thai
-
Axit folic: chất này giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc dị tật nứt đốt sống bào thai. Các thực phẩm chứa nhiều axit folic đó là: rau màu xanh thẫm (cải xanh, súp lơ xanh,…), ngũ cốc, thịt gia cầm,… Đồng thời mẹ có thể bổ sung axit folic qua viên uống theo đơn thuốc của bác sĩ.
-
Năng lượng: trong giai đoạn này mẹ bầu cần khoảng từ 2.300 – 2.400 kcal/ngày do nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng cao.
-
Sắt: để phòng tình trạng thiếu máu, thai phụ cần bổ sung 36 – 40mg sắt/ngày. Mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại thịt đỏ, rau xanh, hạt,… và viên uống cung cấp sắt.
-
Protein: đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển các mô bào thai, mô tử cung và mô vú trong thai kỳ, sản sinh máu đảm bảo sức khỏe cho cả bé và mẹ. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein mẹ bầu nên ăn: thịt (gà, bò, heo), cá, trứng, sữa, đậu,… Hạn mức protein là khoảng 85 – 90g/ngày.
-
Canxi và Vitamin D: đây là 2 thành phần chính cấu thành xương của em bé. Trong trứng, cá, tôm, rau xanh, sữa, đậu đỗ chứa nhiều canxi. Đồng thời, mẹ nên tắm nắng vào sáng sớm để tăng khả năng hấp thụ Vitamin D.
-
Vitamin A: trung bình mỗi ngày thai phụ cần cấp đủ 600mcg Vitamin A. Loại vitamin có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh thẫm, cá, trứng, sữa, thịt, của quả có màu đỏ và vàng.
-
Vitamin C: giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các dấu hiệu cảm lạnh ở mẹ, bé có hệ xương chắc khỏe hơn. Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau củ.
-
Các nguyên tố vi lượng: kẽm, Iốt, magie, DHA/EPA, vitamin nhóm B,…
Những điều cần lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai
3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, nguy cơ sảy thai cao. Do đó, mẹ bầu cần phát hiện có thai sớm và có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp. Ngay khi biết có thai, mẹ nên thăm khám để kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng cần một số lưu ý dưới đây trong 3 tháng đầu.
Tránh các hoạt động mạnh, gắng sức
Tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian thai bắt đầu làm tổ, nên thai nhi chưa bám chắc vào tử cung. Do đó, mẹ cần phải tránh các hoạt động mạnh như nhảy dây, chạy bộ, leo núi… Nếu tập luyện, hãy lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.
Tránh các thức uống kích thích
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cũng lưu ý tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… Những chất này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.
Tiêm phòng đầy đủ
Mẹ đừng quên tiêm phòng trong quá trình mang thai để phòng tránh các bệnh lý ảnh hưởng đến hai mẹ con. Ngoài ra, trước khi mang thai mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất.
Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lời khuyên cho mẹ bầu đó là nên giữ tinh thần thoải mái. Không nên quá lo lắng gây căng thẳng, stress ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngay từ khi phát hiện có thai, mẹ cần thay đổi một số thói quen xấu. Thay vào đó nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái.
Khám sức khỏe thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một trong những việc làm cần thiết để kiểm tra sức khỏe của hai mẹ con. Trong những tháng đầu, mẹ đừng bỏ qua việc thăm khám để xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Ngoài ra, ở tuần thứ 12 nên thực hiện sàng lọc dị tật để kịp thời phát hiện bất thường.
Chú ý đến dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. Mẹ hãy ưu tiên những phẩm tươi sạch. Ngoài ra, nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa để cải thiện chứng chán ăn, ốm nghén.
Một số dưỡng chất quan trọng nên bổ sung trong thai kỳ như canxi, sắt, axit folic, protein…
Trên đây là thông tin về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu cũng như một số lưu ý mẹ bầu nên biết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp mẹ trải qua thai kỳ thật khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết: