Hiện nay có một số ý kiến trái chiều về vấn đề bà bầu ăn củ đậu có tốt không. Nhưng ngược lại có nhiều ý kiến phản đối điều này, cho rằng củ đậu ngọt dịu, mát lành tốt cho phụ nữ mang thai. Vậy thực hư điều này như thế nào? bà bầu ăn củ đậu có tốt không? ăn củ đậu đúng cách như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể có trong bài viết sau đây.
Củ đậu ở một số nơi gạo là củ sắn là loài thực vật dây leo, rễ phát triển nhanh chóng thành củ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào đất trồng và chăm sóc. Lá kép gồm có 3 lá chét, củ có vỏ màu vàng nâu nhạt, rộng từ 4 – 12cm, dài từ 4 – 8cm. Trước kia, củ đậu thường mọc hoang dại trên các vùng đất trống, đồi trọc. Sau đó con người đã trồng phổ biến ở nhiều nơi để lấy củ sử dụng.
Giá trị dinh dưỡng của củ đậu
Củ đậu có vị thanh mát và dịu nhẹ, dễ ăn, được nhiều người sử dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến với những món ăn khác nhau. Giá trị dinh dưỡng có trong củ đậu bao gồm:
- Lượng Calo: 49.
- Protein: 1 gram.
- Chất béo: 0,1 gram.
- Chất xơ: 6,4 gram.
- Vitamin C: 44% RDI (giá trị dinh dưỡng khuyến nghị).
- Folate: 4% RDI.
- Sắt: 4% RDI.
- Magiê: 4% RDI.
- Kali: 6% RDI.
- Mangan: 4% RDI.
Trong củ đậu có chứa thành phần như nước chiếm 85%, tinh bột chứa 2,4 %, đường glucozơ chiếm khoảng 4,51% và các chất khác. Củ đậu cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B6, vitamin E, thiamine, riboflavin, axit pantothenic. Bên cạnh đó, củ đậu còn có chứa các khoáng chất khác có thể kể đến như: canxi, phốt pho, kẽm và đồng.
Đặc biệt, trong củ đậu chứa hàm lượng lớn vitamin C dồi dào tốt cho sức khỏe. Đây chính là một loại vitamin tan trong nước hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Và điều này được chứng minh là cần thiết cho phản ứng enzyme.
Bà bầu ăn củ đậu có tốt không?
Có hai luồng ý kiến cho rằng ăn củ đậu không tốt cho phụ nữ mang thai. Số khác phản đối điều này cho rằng bà bầu ăn củ đậu tốt cho cả mẹ và em bé. Vậy thực hư điều này như thế nào? dưới chia sẻ từ chuyên gia thì ăn củ đậu có tốt cho phụ nữ mang thai hay không.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong củ đậu có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho phụ nữ mang thai, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nó sẽ phát huy tác dụng nếu như bà bầu ăn đúng cách. Lý do bởi theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong củ đậu có chứa nhiều cacbonhydrat, prrotein, chất xơ, folate, sắt, magie, kali, mangan,….tốt cho mẹ bầu.
Lợi ích của việc bà bầu ăn củ đậu
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của củ đậu đối với phụ nữ mang thai, cụ thể như sau:
- Thanh nhiệt tốt cho bà bầu: được biết đến là loại quả lành tính, mát lành. Củ đậu có ưu điểm nổi bật đó là tốt cho phụ nữ, vì nó cung cấp khá nhiều nước và các khoáng chất cho cơ thể.
- Trị ốm nghén: đối với phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường gặp phải triệu chứng ốm nghén. Cảm giác nhạt miệng và có xu hướng thích ăn các loại hoa quả. Lúc này, bổ sung củ đậu là rất thích hợp. Vì củ đậu có chứa nhiều nước, đường glucose, tinh bột nên rất có lợi cho mẹ bầu giảm ốm nghén.
- Tốt cho xương khớp: Với hàm lượng canxi và photpho khá cao. Củ đậu rất tốt cho xương và răng của mẹ bầu. Bên cạnh đó, củ đậu cũng cung cấp một số loại vitamin giúp cho hệ thống xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Đối với người mẹ có thể giúp hạn chế vấn đề loãng xương sau sinh.
- Hạn chế thiếu máu: Đối với phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Lúc này bổ sung củ đậu cũng là một giải pháp tuyệt vời giúp người mẹ hấp thu lượng chất sắt, tái tạo hồng cầu, hiệu quả trong việc ngăn chặn thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Vốn dĩ ngọt mát, tác dụng thanh nhiệt tốt nên củ đậu được xếp vào danh sách các loại củ tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, trong thời gian mang thai nếu như mẹ bầu thường xuyên bị bệnh trĩ hay táo bón gây nên tình trạng khó đi vệ sinh thì nên thường xuyên ăn củ đậu. Với đặc tính nhiều chất xơ nên loại củ này được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tác dụng làm đẹp: Đối với phụ nữ mang thai, da thường không mềm mịn như bình thường, dễ nổi mụn. Lúc này, nếu như mẹ bầu sử dụng củ đậu sẽ có tác dụng làm đẹp tốt. Đặc biệt trong những ngày mùa đông khi cơ thể bị mất nước thì chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát đắp lên làm mặt nạ có thể giảm nẻ, hết khô, giúp làn da căng bóng và hút chất độc trong lỗ chân lông ra bên ngoài.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lượng vitamin C dồi dào trong củ đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá và kháng viêm cao trong củ đậu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn và khó thở.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: nếu như mẹ bầu ăn củ đậu thường xuyên thì loại củ này này có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Từ đó có thể hỗ trợ cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Lưu ý khi ăn củ đậu
Mặc dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải ăn uống đúng cách để có thể mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số điểm lưu ý khi ăn củ đậu:
- Không ăn hạt và lá: với suy nghĩ rằng hạt và lá có thể điều chế một số loại thuốc tốt cho sức khỏe nên nhiều mẹ chế biến món ăn có cả lá và hạt củ đậu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ chuyên gia thì hạt và lá củ đậu bào chế dùng trong các bệnh ngoài da, tuyệt đối không ăn trực tiếp. Bởi chất rotenone cùng với tephrosin trong hạt và lá có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí ở mức độ nặng còn có thể dẫn tới đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, diễn biến nặng có thể suy hô hấp rất nguy hiểm.
- Hạn chế ăn khi giảm cân: nhiều người lo lắng về cân nặng của mình và nghĩ rằng củ đậu ít chất béo, ít đường nên không gây béo và có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên, điều này không đúng. Bởi vì củ đậu vốn nhiều nước, ăn vào có thể bị tích trữ nước dẫn tới no căng quá mức làm dạ dày bị giãn ra. Lúc này, dịch vị sẽ tiết nhiều hơn khiến thức ăn tiêu hóa nhanh và điều này điều này đồng nghĩa bạn sẽ nhanh đói và nạp thêm các thực phẩm khác.
- Không nên ăn quá nhiều: Ăn củ đậu ở một lượng củ đậu vừa phải sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tác dụng nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn ăn quá nhiều củ đậu một lúc. Điều này có thể làm phản tác dụng khiến bụng bị căng chướng.
Để ăn củ đậu đúng cách khi mang thai, các mẹ bầu chú ý một số điều sau đây:
- Tìm và chọn loại củ đậu mới thu hoạch, tươi ngon, không chất bảo quản.
- Không ăn nhiều củ đậu 1 lúc, hay chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Có thể ăn củ đậu xuyên suốt thai kỳ, nhưng tốt nhất là 3 tháng đầu mang thai nên ăn củ đậu.
Một số món ăn từ củ đậu mà mẹ bầu có thể tham khảo
Củ đậu xào thịt lợn
Món này được xác định là rất thích hợp cho phụ nữ mang thai, đặc biệt khi thời tiết oi bức.
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm:
- 1 củ đậu lớn
- 200g thịt lợn
- Gia vị gồm mắm, muối, dầu ăn, hành tím và hành lá…
Cách thức thực hiện như sau:
Sau khi sơ chế nguyên liệu, củ đậu bỏ vỏ rửa sạch và xắt lát vừa ăn, thịt lợn rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng vừa ăn, hành rửa sạch băm nhỏ hoặc thái khúc. Chế biến món này rất đơn giản, bạn chỉ cần cho chảo nóng, phi hành và dầu ăn thơm, sau đó cho thịt lợn vào xào gần chín thì cho củ đậu vào xào tiếp đến khi chín hẳn thì chao hành lá đảo nhanh tay, tắt bếp.
Củ đậu cuốn tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 1 củ đậu lớn
- 200g tôm bóc nõn
- Các loại gia vị: nước mắm chua ngọt
Cách thức thực hiện: bạn bỏ vỏ củ đậu, thái thành thanh dài, trộn hạt mềm và chút muối rồi hấp chín.
Tôm bóc nõn hấp chín. Sau đó trải bánh tráng ra đĩa, cho củ đậu và tôm cuộn lại. Sau đó buộc lại bằng hành lá và trụng qua nước sôi. Bày món ăn ra đĩa, ăn kèm với nước chấm chua ngọt.
Nước ép củ đậu
Món đồ uống này được thực hiện nhiều hơn. Mẹ bầu mua củ đậu về gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó xắt lát và cho vào máy để ép lấy nước uống. Chú ý để tránh tiểu đường thai kỳ thì mẹ nên cho 1 chút đường hoặc không cần cho đường vào ly nước ép củ đậu nhé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề ăn bà bầu ăn củ đậu có tốt không? Mong rằng thông tin từ bài viết bổ ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp miễn phí.