Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ sơ sinh trớ cha mẹ cần làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các ba mẹ có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ
Trẻ sơ sinh trớ khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng. Đây là hiện tượng thường gặp khi trẻ ăn no hoặc vặn mình. Trẻ càng nhỏ thì hiện tượng này càng hay xảy ra.
Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ nôn trớ nhiều sẽ bối rối và lo lắng không biết trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ. Thực tế, trẻ sẽ bị nôn trớ nhiều ở 6 tháng đầu. Hiện tượng này sẽ giảm dần đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên cha mẹ hãy lưu ý khi trẻ nôn trớ kèm theo những biểu hiện như xì hơi, biếng ăn, khò khè… đó có thể là dấu hiệu sức khỏe của bé đang có vấn đề.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày
Trẻ bị nôn trớ có thể do rối loạn tiêu hóa, ho, khóc kéo dài. Hoặc do chế độ chăm sóc chưa đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày từ đâu nhé.
Nguyên nhân sinh lý
Khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Có thể là nguyên nhân sinh lý khiến trẻ bị nôn trớ. Hoặc cũng có thể là do trẻ ăn quá no hay cách chăm sóc trẻ chưa hợp lý như:
- Ép trẻ ăn hoặc bú quá nhiều sữa.
- Tư thế bú bình sai cách khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày.
- Cho trẻ nằm ngay sau khi ăn no.
- Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt khiến trẻ khó chịu ở vùng bụng dẫn đến trớ sau khi ăn.
- Mùi vị sữa khó uống.
- Sữa công thức giàu đạm hoặc bị biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, dị ứng.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Không vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi ăn, đây là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ợ hơi, chướng bụng.
Nguyên nhân bệnh lý
Trong trường hợp mắc các bệnh lý như chướng bụng, nôn có máu, co giật, đau bụng… cũng khiến trẻ sơ sinh bị trớ. Trẻ có thể bị trớ do bệnh lý nội khoa hoặc ngoại khoa như sau:
Bệnh lý nội khoa
Các bệnh lý nội khoa gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:
- Bệnh lý về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, chậm nhu động ruột…
- Viêm đường hô hấp trên: Kèm theo các triệu chứng như ngạt mũi, thở khò khe, ho…
- Trào ngược dạ dày và thực quản: Vòng van giữa thực quản, dạ dày không đủ khỏe khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên họng và miệng, khiến trẻ bị nôn trớ.
- Hội chứng rối loạn thần kinh khiến co thắt môn vị: Môn vị (cơ phần dưới dạ dày) bị dày lên, chặn các dưỡng chất đi xuống ruột non làm trẻ sơ sinh trớ.
- Viêm màng não mủ là một biểu hiện của nhiễm trùng thần kinh. Loại bệnh này khiến trẻ bị đầy bụng và dễ nôn trớ. Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn chán ăn, bỏ bú hoặc sốt.
Bệnh lý ngoại khoa
Các bệnh lý ngoại khoa tác động có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ như:
- Dị vật đường tiêu hóa: Trẻ sơ sinh bị trớ có thể do bị teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành.
- Xoắn ruột, tắc ruột: Không chỉ khiến trẻ bị trớ, bệnh này còn kèm theo những dấu hiệu như bụng trướng, bí trung đại tiện, đi ngoài có lẫn máu, dạ dày có dịch màu đen, nhiễm trùng toàn thân.
Trẻ sơ sinh bị trớ có sao không?
Với những cha mẹ lần đầu nuôi con chắc hẳn sẽ rất lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị trớ có sao không. Thực tế, khi trẻ sơ sinh bị trớ liên tục, thực phẩm hay nước dãi từ dạ dày có thể bị trào ngược vào phế quản, phổi. Gây ra hiện tượng khó thở hoặc có nguy cơ viêm phổi.
Vậy nên khi trẻ sơ sinh bị trớ, cha mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để bé không bị sặc. Nếu tình trạng nôn kéo dài và nghiêm trọng, ba mẹ cần đưa con đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Dưới đây là một số trường hợp trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo những dấu khác khác thường:
Trẻ sơ sinh trớ ra dịch màu nâu, hồng hoặc đỏ
Hiện tượng trẻ sơ sinh trớ ra dịch màu nâu, hồng hoặc đỏ có thể do các nguyên nhân như:
- Trẻ nuốt phải máu trong khi ti mẹ: Máu có thể hòa lẫn với sữa và xuất hiện khi mẹ bị nứt đầu ti. Khi nôn trớ sẽ xuất hiện dịch nhầy màu hồng.
- Trẻ gặp dị tật đường tiêu hóa: Những dạng dị tật như hẹp thực quản, đại môn vị… cùng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và kịp thời có thể gây tổn thương cho trẻ.
Trường hợp trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa
Trường hợp trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và sẽ hết khi bé lớn lên. Nếu tình trạng này xảy ra mà bé vẫn tăng cân và ăn ngủ ngoan thì bạn không cần phải lo ngại.
Tuy nhiên nếu trẻ nôn trong hoặc sau khi bú kèm theo dịch vón cục có thể là do sữa đã lên men bởi dịch dạ dày. Đây chính là cặn sữa mà trẻ chưa kịp tiêu hóa hết đã bị đẩy ra ngoài.
Vậy nên khi trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa cần lưu ý các nguyên nhân như trẻ đang bị khó tiêu hóa, trào ngược axit hay bú sai tư thế.
Hiện tượng trẻ sơ sinh trớ ra sữa nhầy màu vàng hoặc xanh lá
Khi trẻ sơ sinh bị trớ ra dịch màu vàng hoặc xanh lá có thể là trẻ đang mắc bệnh liên quan đến đường ruột hoặc trào dịch mật. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị tác ruột và nôn ra dịch nâu hoặc đen.
Trong trường hợp này, cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra như loét, hoại tử đường tiêu hóa…
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh trớ sữa khi ngủ?
Nhiều cha mẹ cảm thấy bối rối mỗi lần thấy con nôn trớ. Dưới đây là một số việc cha mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh trớ sữa khi ngủ.
Nhanh chóng nghiêng đầu trẻ sang một bên
Cách làm này giúp trẻ không bị sặc. Sau đó lau sạch chất nông trong miệng, họng và mũi. Có thể hút hoặc dùng khăn gạc quấn vào ngón tay và thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ ra ngoài.
Lưu ý không được bế xốc trẻ lên khi đang nôn có thể làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Hành động này phải cực kỳ cẩn thận vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Xử lý nhẹ nhàng
Khi bị trớ thường trẻ sẽ rất mệt. Vậy nên cha mẹ không nên quát mắng hay bực tức khiến con quấy khóc to. Các mẹ nên nhẹ nhàng dỗ con để con quên đi cơn khó chịu. Đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
Tiếp tục dỗ bé vào giấc ngủ. Không được dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cho con bú đúng cách
Khi cho con bú, lượng sữa trong dạ dày con còn ít khi mới bú. Vậy nên mẹ hãy cho con bú bên trái trước. Sau đó mới chuyển sang bú bên phải. Khi dạ dày đã nhiều sữa, con sẽ cần nằm nghiêng trái.
Cách bú này sẽ giúp sữa dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày. Tránh tình trạng trào ngược sữa ra ngoài. Nếu bé bú bình, ba mẹ cần giữ cho đầu núm luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm nghiêng.
Tránh để trẻ bị mất nước
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước sau khi trớ, mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ đang mất nước gồm:
- Môi khô nứt nẻ, mắt trũng sâu.
- Đi tiểu ít.
- Tay chân bị lạnh.
- Người lờ đờ, không tập trung, mệt mỏi thẫn thờ.
- Tim đập nhanh.
Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát
Nếu ba mẹ mặc cho bé quần áo không thoải mái hoặc quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ. Thành bụng và dạ dày trẻ bị chèn ép dễ gây trớ. Vậy nên ba mẹ hãy nhớ cho bé mặc thoáng mát và nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hoặc bú.
Vỗ lưng cho trẻ ợ hơi
Khi bé bú xong, các mẹ hãy bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó mới đặt trẻ nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Khi vỗ lưng mẹ thấy bé có tiếng ợ lớn thì có thể yên tâm đi ngủ. Đây là cách giúp đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ.
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ cao lớn và phát triển toàn diện. Mẹ không nên ép bé ăn vì sẽ làm trẻ sợ hãi và nôn trớ nhiều hơn. Mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.
Điều chỉnh nhiệt độ và không gian sống
Nhiều trẻ có thể bị trớ nếu không gian sống có nhiều mùi khó chịu hay nhiệt độ cao. Hãy để trẻ được ăn ngủ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời luôn giữ vệ sinh cho trẻ.
Các bữa ăn cách nhau từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng
Mẹ nên có khung giờ ăn cố định cho bé, tránh ép bé ăn liên tục.
Massage nhẹ nhàng quanh rốn
Hành động này giúp giảm co bóp dạ dày và hạn chế nôn trớ ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể massage theo đường khung đại tràng. Cách này giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân và giảm chướng bụng, nôn trớ.
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh siêu dễ tại nhà
Thời gian đầu, trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng nôn trớ liên tục. Mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh siêu dễ tại nhà như sau.
Cách 1: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng và ngậm trong miệng. Sau đó hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn, lưng và gáy của bé. Bố mẹ thay nhau thực hiện liên tục mỗi ngày 12 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ có tác dụng bất ngờ.
Cách 2: Cho chanh vào ly nước sôi, đợi vài phút cho tinh dầu và chiết xuất của chanh ra hết thì cho bé uống.
Cách 3: Rang gạo lứt đến khi gạo chuyển vàng nhạt. Cho phần gạo đã rang vào một chén nước. Sau đó cho chén nước vào nồi và đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn phân nửa. Để nước nguội và cho bé uống.
Cách 4: Sử dụng tinh dầu bạc hà massage vùng bụng cho bé mỗi ngày 2 lần.
Cách 5: Nước vo gạo có khả năng chữa được nôn trớ ở trẻ rất hiệu quả. Mẹ có thể lấy 1 chén gạo trắng đun sôi với 2 cốc nước. Phần nước hoặc tinh bột thừa cho trẻ uống sẽ giảm tình trạng nôn trớ.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp ba mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ. Nếu trẻ xuất hiện những hiện tượng bất thường mà chưa biết cách xử lý ra sao. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Xem thêm bài viết: