Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì phụ nữ mang thai cần phải cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và chỉ sử dụng khi được các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, có không ít mẹ bầu, đặc biệt là trong những tuần đầu do không biết mình mang thai nên đã sử dụng thuốc tẩy giun. Điều này khiến cho mẹ bầu lo lắng vì có rất nhiều thông tin cho rằng tẩy giun khi mang thai sẽ khiến thai nhi bị dị tật. Vậy thực hư như thế nào, liệu thai 4 tuần uống thuốc tẩy giun có sao không? câu trả lời sẽ có trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nhiễm giun sán
Trước khi tìm hiểu về câu hỏi “Thai 4 tuần uống thuốc tẩy giun có sao không“, hãy cùng Phòng Mạch 24h khám phá những nguyên gây nên tình trạng nhiễm giun nhé!
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta chính là điều kiện thuận lợi giúp giun sán sinh trưởng và phát triển. Do đó, nguyên nhân khiến bà bầu nhiễm giun sán trở nên rất đa dạng, một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm giun sán: Khi tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm giun sán, con người có thể bị nhiễm qua da hoặc qua việc nuốt phải nước hoặc thức ăn bị nhiễm giun sán.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm giun sán: Việc tiếp xúc với động vật như chó, mèo hay gia súc nhiễm giun sán có khả năng lây nhiễm cho con người thông qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường vi khuẩn phân.
- Tiếp xúc với người bị nhiễm giun sán: Người bị nhiễm giun sán có khả năng lây nhiễm cho người khác qua việc tiếp xúc với phân của họ.
- Thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường: Sự thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường cũng là một nguyên nhân chính gây nhiễm giun sán. Khi không rửa tay thường xuyên hoặc không sử dụng nước sạch, vi khuẩn giun sán có thể lây lan và gây nhiễm trùng.
- Ăn thức ăn chưa đảm bảo vệ sinh: Khi ăn thức ăn không được chế biến sạch sẽ hoặc không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn giun sán có thể tồn tại và gây nhiễm trùng trong cơ thể người.
- Tiếp xúc với môi trường bị nhiễm giun sán: Khi tiếp xúc với môi trường bị nhiễm giun sán, ví dụ như đường ống thoát nước, cống rãnh hoặc ao rừng, người có khả năng bị nhiễm giun sán nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Thai 4 tuần uống thuốc tẩy giun có sao không?
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đây là khuyến cáo đối với những người bình thường, còn đối với bà bầu thì sao, liệu thai 4 tuần uống thuốc tẩy giun có sao không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: “Mặc dù cho đến nay thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy dùng thuốc tẩy giun cho bà bầu ở liều được khuyến cáo khi bắt buộc sẽ gây hại cho thai nhi, quái thai hoặc độc tính trên phôi thai ở người. Tuy nhiên, việc uống thuốc tẩy giun khi mang thai là điều không được khuyến khích và đa số các loại thuốc tẩy giun đều chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Nhưng trên thực tế, nếu trong thời gian mang thai này mà mẹ bầu bị nhiễm giun nặng thì nhất định phải đi tẩy giun. Hiện nay, vẫn có những loại thuốc an toàn để tẩy giun khi mang thai trong 3 tháng đầu. Vì giun sống trong ruột, tiết ra chất độc và chiếm lấy thức ăn, hút chất dinh dưỡng của cơ thể. Điều này khiến cho bà bầu thường xuyên bị choáng váng, mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng… Từ đó, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và thai nhi.
Không những thế, một số loại giun còng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể, một số loại giun như: giun đũa, giun móc, giun tóc,… Theo đó, giun đũa có thể gây nên tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột. Giun móc có thể gây thiếu máu, suy tim, mề đay… Còn giun tóc thường gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vitamin… Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu chất, khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí nguy cơ sẩy thai là rất cao.
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng thuốc tẩy giun không nhưng không gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mà còn giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt và an toàn. Do đó, nếu chị em uống thuốc tẩy giun khi thai 4 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ thì không cần lo lắng. Nhưng nếu trường hợp chị em tự ý mua thuốc về uống thì cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, vì điều này có thể dẫn đến việc uống không đúng thuốc hoặc sai liều lượng. Lúc này, việc loại bỏ giun không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.”
Khi nào mẹ bầu nên tẩy giun?
Theo khuyến cáo thì nếu bị nhiễm giun nặng, mẹ bầu nhất định phải đi tẩy giun. Bởi vẫn có những loại thuốc an toàn để tẩy giun khi mang thai trong 3 tháng đầu. Nhưng chỉ bị nhiễm nhẹ thì tốt nhất mẹ bầu nên cố gắng qua giai đoạn này để loại trừ tất cả các rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi.
Ngoài ra, một số trường hợp nhẹ khác, bác sĩ khuyên mẹ chờ sau khi sinh con xong. Sau 2 tháng đầu tiên, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức để điều trị. Mẹ bầu cần lưu ý là không được tùy tiện uống thuốc tẩy giun khi chưa có sử chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời điểm sử dụng.
Các loại thuốc tẩy giun an toàn cho bà bầu
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bà bầu trong thời gian mang thai nếu bị nhiễm giun có thể sử dụng một số loại thuốc tẩy giun như: Mebendazol, Albendazol, Praziquantel,…
Mebendazol
Loại thuốc này được sử dụng nhiều nhất. Thuốc đã được thử nghiệm an toàn cho mẹ bầu, kể cả trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Loại thuốc này sẽ được chỉ định cho những trường hợp mẹ bầu bị nhiễm một hoặc nhiều loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Hoặc nhiễm giun ngoài ruột như giun xoắn, giun chỉ, Toxocara canis, T. cati, Trichinella spiralis, Trichostrongylus, Dracunculus medinensis và Capillaria philippinensis.
Nhưng thuốc có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…), chóng mặt, đau đầu, ù tai, tê cóng. Nếu dùng liều cao để chữa trị sán máng có thể bị dị ứng (sốt, mày đay, ban đỏ, ngứa,…), rụng tóc, suy tủy, thậm chí có trường hợp giun đũa bò ra mũi, mồm,… Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường ít gặp.
Albendazol
Thuốc tẩy giun này được chỉ định cho những trường hợp mẹ bầu bị:
- Bệnh ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh.
- Bệnh nang sán chó ở gan, phổi và màng bụng trước khi phẫu thuật hoặc khi không thể phẫu thuật được.
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim và giun chỉ.
- Ấu trùng di trú ở da hoặc di trú nội tạng.
- Bệnh do Giardia gây ra.
- Bệnh sán lá gan.
Mặc dù, loại thuốc này gây quái thai ở động vật nếu sử dụng ở liều lượng cao. Nhưng thuốc vẫn an toàn khi dùng với liều lượng bình thường ở người. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc chị em có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: sốt, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc,… các tác dụng này thường không nặng và tự có thể hồi phục được.
Praziquantel
Loại thuốc này được chỉ định cho những trường hợp mẹ bầu bị nhiễm sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não,… Mặc dù, loại thuốc tẩy giun này đã được thực nghiệm là an toàn với người và động vật. Tuy nhiên, chúng vấn được xếp vào nhóm thận trọng đối với phụ nữ mang thai.
Khi sử dụng loại thuốc này thường sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: khó chịu, đau đầu, sốt, buồn ngủ, kém ăn, đau bụng, tiêu chảy,… Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và nhanh hết.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc tẩy giun khác mà bà bầu cũng có thể tham khảo như: levamisol, pyrantel, diethylcarbamazine,…. Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ các bằng chứng chứng minh tính an toàn của nó với mẹ bầu.
Có thể thấy, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau và mỗi loại thuốc lại được áp dụng với những trường hợp khác nhau. Hơn nữa, những thông tin về những thuốc tẩy giun trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, để biết được nên sử dụng loại thuốc tẩy giun nào, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng cũng như thời điểm sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tẩy giun về nhà uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách tẩy giun an toàn cho bà bầu tại nhà
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tẩy giun thì các mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số cách tẩy giun an toàn cho bà bầu thông qua các loại thực phẩm như:
Dùng đu đủ chín
Ngoài những lợi ích tốt cho bà bầu thì đu đủ chín còn được biết đến là một trong những loại quả có khả năng giúp cơ thể tẩy giun sán.
Theo đó, việc chữa trị này khá đơn giản, các mẹ bầu chỉ cần ăn 2 – 3 miếng đu đủ chín vào buổi sáng, trước khi ăn sáng. Ăn liên tục trong vài ba ngày các mẹ sẽ có thể loại bỏ được giun kim, giun đũa, sán lợn.
Tẩy giun bằng củ cà rốt
Do trong thành phần của cà rốt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh, nên cà rốt cũng có khả năng tẩy sạch giun sán ra ngoài và làm sạch đường ruột. Hơn nữa, với hàm lượng vitamin và các khoáng chất dồi dào nên cà rốt rất có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Vì vậy, bà bầu nên sử dụng nước ép cà rốt thường xuyên để giúp ngăn ngừa được tình trạng giun sán hoặc giúp loại bỏ bớt giun sán ra khỏi cơ thể.
Sử dụng tỏi sống
Tỏi được coi như là một thần dược trong việc trị giun kim. Mẹ bầu có thể thực hiện bằng cách lấy tỏi đã bóc sạch sau đó giã chúng ra rồi trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng bôi vào vùng hậu môn. Để khoảng 30 phút rồi rửa sạch, làm liên tục như vậy từ 3 – 5 ngày các mẹ sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý dành cho mẹ bầu
Trong quá trình chữa trị khi bị nhiễm giun bên cạnh việc chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc. Thì mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đi khám thai định kỳ và thường xuyên. Điều này không chỉ giúp mẹ theo dõi sát tình trạng của thai nhi và sức khỏe của mình trước và sau khi điều trị giun. Mà còn giúp mẹ bầu phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, trong quá trình chữa trị mẹ bầu cũng cần lưu ý giữ gìn vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh ăn những đồ sống và tái để tránh nguy cơ nhiễm giun và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, các loại rau củ quả cần được ngâm nước muối loãng trước khi ăn để chắc chắn không có giun bám vào, cũng như giúp loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề thai 4 tuần uống thuốc tẩy giun có sao không? cùng một số thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này đã giúp mẹ bầu có thêm được những kiến thức bổ ích.