Bị kiến ba khoang cắn bôi gì? Và cách phòng chống ra sao?

Bị kiến ba khoang cắn bôi gì? Và cách phòng chống ra sao?

Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, mùa thu. Loại kiến này có chứa độc tố Pederin gây ra tình trạng phỏng, viêm da khi chẳng may bị đốt. Vậy kiến ba khoang cắn bôi gì? Trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất. Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. 

Kiến ba khoang là kiến gì?

Kiến ba khoang là kiến gì

Trước khi tìm hiểu bị kiến ba khoang cắn bôi gì? Hãy cùng điểm qua một vài thông tin để bạn hiểu hơn về loài kiến này, cũng như cách nhận biết triệu chứng kiến ba khoang đốt. 

Kiến ba khoang là loài kiến có tên khoa học là Paederus fuscipes. Trong tiếng anh, chúng được gọi là Nairobi fly. 

Đặc điểm nổi bật của loài này là có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Chúng hiếm khi bay và thường di chuyển bằng cách bò rất nhanh trên mặt đất.

Kiến ba khoang phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường sống ở các khu vực như ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải và công trình đang xây dựng. Đa phần, kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Loài kiến ba khoang có chứa một loại độc tố gọi là Pederin. Độc tính mạnh gấp 12-15 lần so với nọc rắn hổ. 

Tuy nhiên, lượng tiếp xúc với độc tố này thường nhỏ và chỉ ở ngoài da. Vì vậy, sẽ không đủ gây chết người như nọc rắn. Nhưng khi bị kiến ba khoang đốt, bạn dễ gặp phải phản ứng như viêm da, viêm nang lông, ngứa…

Dấu hiệu nhận biết kiến ba khoang cắn?

Kiến ba khoang cắn có dấu hiệu gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Như đã nói ở trên, bị kiến ba khoang đốt có thể gây ra viêm da với các đặc điểm lâm sàng như sau:

  • Viêm da thường xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay hoặc bất cứ vùng nào có tiếp xúc với kiến ba khoang.
  • Tổn thương cơ bản trên da thường có dạng dát đỏ, thành vệt hoặc thành đám, và theo chiều tay quệt. 
  • Da bị tổn thương có nền hơi cộm, trên có thể xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa. 
  • Vùng da tổn thương hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục tại chỗ bị đốt.
  • Thương tổn vẫn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang. Đặc biệt khi ngứa gãi và quệt vào vùng da lành, có thể gây ra tình trạng viêm da lan rộng.
  • Ngay sau khi bị đốt, người bị kiến ba khoang có thể cảm thấy rát bỏng tại chỗ tổn thương.
  • Nếu bị đốt nhiều và vùng da tiếp xúc rộng, có thể xảy ra viêm da trên diện rộng. Kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ và nổi hạch lân cận.

Bị kiến ba khoang đốt xử lý như thế nào?

Khi bị kiến ba khoang đốt, việc sơ cứu đúng cách là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tránh tổn thương nặng và nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt:

  • Ngay sau khi bị đốt, sử dụng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ để rửa sạch vùng da bị thương tổn. 
  • Tránh gãi ngứa vùng bị đốt, vì gãi có thể làm tổn thương da và làm lan rộng viêm.
  • Bạn có thể lấy một gói đá lạnh hoặc túi lạnh chứa đá, áp lên vùng bị đốt để giảm sưng và ngứa.
  • Nếu cảm thấy ngứa và khó chịu, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa chứa calamine hoặc hydrocortisone. 
  • Nếu vùng bị đốt có biểu hiện nghiêm trọng, lan rộng, có phản ứng nặng. Hãy chủ động đi khám tại chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời.

Lưu ý: Tránh sử dụng các biện pháp dân gian không rõ nguồn gốc để trị vết đốt. Sử dụng các loại thuốc, mẹo dân gian không đúng cách có thể gây tác dụng phụ nặng nề.

Kiến ba khoang cắn bôi gì?

Kiến ba khoang cắn bôi gì? Thuốc trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất. Ngoài các bước xử trí khi bị kiến ba khoang đốt ở trên, khi bị kiến ba khoang đốt các bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi kiến ba khoang đốt dưới đây: 

Trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất: Bôi hồ nước

Trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất: Bôi hồ nước

Hồ nước là loại thuốc hồ được sử dụng rất nhiều trong hỗ trợ và điều trị các bệnh lý da liễu. Hồ nước bao gồm các thành phần sau: 

  • Oxit kẽm: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông và là săn chắc da, giảm viêm ngứa, giảm kích ứng,
  • Glycerin: Làm dịu da, giảm kích ứng da. 
  • Calcium carbonate: Có tác dụng bảo vệ tế bào. 

Công dụng của hồ nước: 

  • Làm dịu da, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy.
  • Điều trị các bệnh lý như: chàm sữa (viêm da cơ địa), viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, vết bỏng nhẹ ngoài da. 
  • Có tính sát khuẩn nhẹ, có thể sử dụng để điều trị mụn bọc và mụn mủ.

Cách dùng:

Hồ nước là hỗn hợp khá lành tính, cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản: 

  • Lau sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm.
  • Dùng khăn sạch lau khô.
  • Bôi thuốc 2-3 lần/ngày.

Đối tượng sử dụng: Tất cả mọi độ tuổi

Lưu ý khi dùng:

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng hồ nước, người sử dụng cần chú ý: 

  • Lắc đều trước khi sử dụng.
  • Hồ nước chỉ được sử dụng để hỗ trợ phục hồi những vùng tổn thương ở mức độ nhẹ.

Gentrisone bôi kiến ba khoang

Gentrisone bôi kiến ba khoang

Nếu bạn chẳng may bị kiến ba khoang đốt, bạn băn khoăn không biết kiến ba khoang cắn bôi gì? Bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da Gentrisone để bôi lên vết thương do kiến ba khoang để lại. 

Gentrisone là sản phẩm thuốc bôi ngoài da được sản xuất tại Việt Nam. Với các thành phần nổi bật như: 

  • Betamethasone dipropionate: Giống như một dạng corticoid tổng hợp có thể hấp thu để tạo ra những tác động toàn thân. 
  • Clotrimazole: tiêu diệt vi khuẩn và nấm thông cơ chế tổng hợp sterol.
  • Gentamicin: Ức chế quá trình tổng hợp protein của tụ cầu khuẩn và vi khuẩn…

Công dụng

  • Thuốc bôi Gentrisone có khả năng giảm viêm, giảm ngứa ở các bệnh lý như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc.
  • Điều trị nấm da do Calbicans, lang ben gây ra. 
  • Hỗ trợ giảm nhiễm trùng bề mặt da.

Cách dùng: Bôi một lượng vừa đủ lên da, 1-2 lần/ngày.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn

Những lưu ý khi dùng: 

  • Không bôi vào mắt
  • Trường hợp viêm da, nhiễm trùng da nên dùng phối hợp Gentrisone với thuốc kháng sinh.
  • Ngừng sử dụng khi gặp phải phản ứng phát ban, kích ứng da trong quá trình dùng. 

Trẻ em bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì? Xanh Methylen

Trẻ em bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì? Xanh Methylen

Xanh Methylen là thuốc dùng để bôi ngoài da, được ra đời năm 1876 do Heinrich caro điều chế ra. Sau đó, loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Nó cũng trở thành loại thuốc bôi ngoài da phổ biến, nằm trong nhóm thuốc quan trọng và thiết yếu. 

Xanh Methylen được bào chế dưới hai dạng, với các thành phần khác nhau như: 

  • Dung dịch xanh Methylen 1%: xanh methylen và nước tinh khiết. 
  • Dung dịch milan: xanh methylen, tím gentian, ethanol 96% và nước tinh khiết. 

Công dụng: 

  • Dung dịch bôi ngoài ra xanh methylen có công dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô. 
  • Nhờ vào đặc tính phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng. Nên thuốc được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở, bỏng nhẹ, viêm da mủ, virus herpes,…

Cách dùng: Bôi trực tiếp dung dịch vào vùng da bị tổn thương 1-2 lần/ngày.

Đối tượng sử dụng: Mọi lứa tuổi.

Lưu ý khi dùng: Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị suy thận,… cần thận trọng khi sử dụng Methylen.

Diphenhydramine (Benadryl)- trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất

Diphenhydramine (Benadryl)- trị kiến ba khoang cắn nhanh nhất

Diphenhydramine có chứa Diphenhydramine hydrochloride 2% thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 1. Loại thuốc này được phát minh vào năm 1943 bởi tiến sĩ George Rieveschl – Hoa Kỳ. Diphenhydramine được bào chế dưới hai dạng đó là: dạng kem lotion gel và dạng xịt ngoài da.

Công dụng của Diphenhydramine phải kể đến đó là: 

  • Giảm ngứa và giảm đau tạm thời ở các vết bỏng nhỏ, cháy nắng, vết côn trùng cắn, phát ban,…
  • Làm dịu vùng da bị khô, trầy xước và nứt nẻ,…

Cách dùng: Bôi lên vùng da bị tổn thương 3-4 lần/ngày.

Lưu ý: Bạn nên rửa tay trước và sau mỗi lần sử dụng.

Thuốc bôi kiến ba khoang đốt – Fucidin

Fucidin là sản phẩm kem bôi ngoài da đến từ thương hiệu Leo Loboratories tại Irelans. Đây cũng là loại thuốc bôi ngoài da phổ biến, được bày bán rộng rãi. 

Trong mỗi tuýp thuốc Fucidin 15g gồm có: 

  • Acid Fusidic: Có tác dụng kháng khuẩn lên vi khuẩn Gram dương. Và ít nhạy cảm với các khuẩn Gram âm.
  • Hydrocortison acetat: Là một dạng corticoid, thuộc nhóm glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.

Công dụng của thuốc Fucidin: 

  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn như: nổi ban đỏ, chốc lở, nhiễm trùng da do kiến ba khoang đốt. 
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, viêm nang râu, viêm tuyến mồ hôi, vết thương sau chấn thương hoặc phẫu thuật. 

Cách dùng: Bôi một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Ngày bôi 3-4 lần, trong vòng 1 tuần. 

Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc này. 

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Không để thuốc dây vào mắt, miệng. 
  • Nếu quên liều có thể dùng lại ngay khi nhớ ra.

Cách phòng chống kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số cách phòng ngừa và đối phó với kiến ba khoang:

  • Giữ vệ sinh nơi ở: Hạn chế để cửa, cửa sổ mở quá nhiều, đặc biệt là các vùng gần cánh đồng, nhiều cây cối hay bãi rác thải. Sử dụng lưới ngăn côn trùng để ngăn kiến ba khoang xâm nhập vào nhà qua cửa sổ hoặc lỗ thông khí.
  • Hạn chế ánh sáng vào buổi tối: Kiến ba khoang thích ánh sáng, vì vậy hạn chế bật đèn có ánh sáng sáng lớn vào buổi tối.
  • Đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm: Nếu cần tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc phải xử lý vùng bị đốt. Hãy đeo găng tay hoặc sử dụng giấy mềm để bảo vệ tay và tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Kiểm tra quần áo và khăn mặt: Trước khi sử dụng quần áo hoặc khăn mặt, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có kiến ba khoang ẩn nấp bên trong. Nếu phát hiện kiến ba khoang, không nên giũ mạnh mà nên loại bỏ cẩn thận.
  • Sử dụng thuốc phòng côn trùng: Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc phòng côn trùng để giảm số lượng kiến ba khoang trong nhà hoặc xung quanh khu vực sống.
  • Dọn dẹp môi trường xung quanh: Đảm bảo vùng xung quanh nhà được dọn dẹp sạch sẽ. Không để chất thải dư thừa tạo điều kiện cho kiến ba khoang phát triển.

Những biện pháp phòng chống này có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc và đốt của kiến ba khoang. Giúp bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng không mong muốn.

Kiến ba khoang cắn bao lâu thì khỏi

Thời gian để một kiến ba khoang cắn hết tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi và kích thước của kiến ba khoang, cũng như sức khỏe và cường độ cắn của người bị cắn.

Thường thì, sau khi kiến ba khoang cắn, nó sẽ ngấm đầu cắn vào da và tiếp tục tiếp nước dãi vào vết cắn trong khoảng 20-30 giây. Trong suốt thời gian này, nó sẽ tiếp tục truyền độc tố vào cơ thể người.

Để khỏi cắn, nên làm các bước sau:

  • Làm sạch vùng bị cắn: Sử dụng xà phòng và nước để rửa sạch vùng bị cắn. Vệ sinh kỹ càng để tránh nhiễm trùng.
  • Sử dụng chất khử độc: Dùng một loại chất khử độc như nước muối hoặc dung dịch châm cứu để giúp loại bỏ độc tố.
  • Điều trị vết cắn: Nếu vẫn có triệu chứng đau và sưng sau cắn, nên sử dụng kem chống vi khuẩn và băng bó vết thương.
  • Theo dõi triệu chứng: Nếu triệu chứng tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Nếu bạn bị cắn bởi một loài kiến ba khoang và gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mệt mỏi, hoặc tim đập nhanh, hãy tìm ngay sự giúp đỡ y tế.

Tạm kết

Hi vọng rằng, thông qua nội dung bài viết trên đây, bạn đọc đã có lời giải cho câu hỏi “kiến ba khoang cắn bôi gì?”. Nếu bạn chỉ bị kiến ba khoang cắn thương nhẹ ngoài da. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi được gợi ý ở trên, để giảm viêm ngứa. 

Trong trường hợp các vết cắn xuất hiện nhiều và lan rộng. Hãy chủ động đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Xem thêm bài viết: