Trẻ hay bị ọe khan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có trường hợp trẻ bị nôn khan nhiều lần trong ngày, trẻ bú hay ọe, trẻ ăn hay bị ọe… điều này khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Cùng điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ hay bị ọe khan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Trẻ hay bị ọe khan nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị ọe khan liên tục khiến cha mẹ rất lo lắng. Nôn khan khiến trẻ ăn uống kém hơn, cơ thể suy nhược, trẻ dễ bị gầy yếu. Vậy trẻ hay bị ọe khan nguyên nhân do đâu?
Trẻ hay bị ọe khan nhiều lần trong ngày do viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang nằm trong nhóm bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Khi mắc phải các bệnh lý này, dịch nhầy ở mũi, xoang chảy xuống cổ họng khiến cho gặp phải hiện tượng trẻ bị nôn ọe khi ăn uống.
Hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp trên, sẽ kéo theo tình trạng sưng tấy họng, dịch mũi chảy xuống họng, dạ dày… Khiến trẻ có phản xạ nôn, trớ, đầy bụng và khó ngủ.
Để khắc phục tình trạng trẻ hay bị ọe khan, cha mẹ nên:
- Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ lạnh, giữ ấm đường hô hấp.
- Tích cực vệ sinh mũi họng. Rơ miệng và lau sạch nướu cho trẻ.
- Trường hợp trẻ có nhiều biểu hiện nặng. Hãy chủ động đưa trẻ đi khám và điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn.
Trẻ 2 tuổi hay ọe khan do viêm đường hô hấp dưới
Các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới bao gồm: phế quản, hen, viêm phổi… Khi mắc phải các bệnh lý này niêm mạc hầu, họng của trẻ sẽ sưng lên và gây nên phản ứng nôn, ọe khan, trẻ ho nhiều về đêm, khó ngủ.
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý đường hô hấp dưới là do vi khuẩn, virus gây ra. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng ho để đẩy các tác nhân ra ngoài. Tuy nhiên, khi ho cũng kích thích phản xạ nôn ở trẻ.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp do các tác nhân như dị ứng phấn hoa, hút phải khói thuốc lá cũng khiến trẻ dễ bị ho và ọe khan
Để khắc phục các bệnh lý do viêm đường hô hấp dưới gây nên, cha mẹ cần:
- Thường xuyên vệ sinh, súc miệng cho trẻ bằng nước muối.
- Hạn chế dùng đồ uống lạnh.
- Đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bởi các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới biến chứng rất nhanh.
Trẻ sơ sinh bú hay bị ọe do trào ngược dạ dày thực quản
Ở trẻ nhỏ, dạ dày thực quản chưa được chặt, nên sau khi ăn, thức ăn sẽ có xu hướng bị đẩy lên trên phần thực quản. Khiến trẻ gặp phải tình trạng ngứa họng, ho và ọe khan.
Tình trạng này gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ độ tuổi sơ sinh. Do đó, để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành các bữa nhỏ hơn và tăng tần suất ăn. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày thực quản và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
- Nếu trẻ bú hay bị ọe, hãy kiểm tra lại tư thế cho con bú, cách cho con bú bình… Nhằm hạn chế không khí nuốt vào dạ dày gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Cho trẻ uống dung dịch điện giải sau mỗi 15-20 phút sau bữa ăn nhỏ. Dung dịch này có thể giúp giảm triệu chứng nôn ọe và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé.
- Sau khi bé ăn, hãy vỗ ợ hơi nhẹ để giúp bé loại bỏ không khí trong dạ dày và giảm áp lực trào ngược. Đảm bảo bạn thực hiện thao tác này một cách nhẹ nhàng để không làm đau bé.
- Hãy cho bé nghỉ ngơi trong khoảng thời gian tầm 30 phút sau ăn, rồi mới để bé nằm ngủ. Điều này giúp tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khi bé nằm nghiêng.
Ngoài ra, nếu triệu chứng của trẻ sơ sinh ọe khan do trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài. Hãy đưa trẻ đi khám để nhận được tư vấn và hướng điều trị của bác sĩ.
Ngộ độc khiến trẻ hay bị ọe khan
Trẻ sơ sinh đa số sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc có dặm thêm sữa công thức để bú bình. Nếu mẹ có chế độ ăn không tốt hoặc bảo quản sữa không tốt. Vi khuẩn khiến sữa bị hỏng và gây ra tình trạng trẻ hay bị ọe khan, nôn trớ ở trẻ.
Ở giai đoạn trẻ ăn dặm, chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ không đảm bảo cũng có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Bởi trẻ nhỏ, khả năng đào thải độc tố còn rất kém. Cộng với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khiến tình trạng ngộ độc càng trở nên nặng nề hơn.
Để giảm thiểu tình trạng ngộ độc cho trẻ, cha mẹ cần chú ý:
- Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Rà soát những thực phẩm mà trẻ đang dùng, để đảm bảo chúng an toàn với trẻ.
- Mua thực phẩm đảm bảo cho bé ăn, nguyên liệu phải luôn tươi mới.
- Bảo quản sữa đúng cách, cho trẻ bú trực tiếp hoặc vắt sữa trữ đông nên để ở một tủ chuyên biệt. Sữa mẹ sau khi hút bảo quản ở nhiệt độ 25 – 35 độ C có thể sử dụng trong 6-8 tiếng. Bảo quản ở tủ lạnh 40 độ, dùng được trong 3-5 ngày.
Trẻ lớn hay bị ọe khan
Trẻ lớn từ 7 tuổi gặp hiện tượng ọe khan, nôn ói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nôn ở trẻ lớn. Cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng và đưa trẻ đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu cần:
- Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là tình trạng dạ dày đẩy thức ăn lên thực quản, gây ra cảm giác nôn mửa. Điều này có thể xảy ra ở trẻ lớn và cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng gây ra tình trạng đau bên trái trên vùng bụng. Có thể đi kèm với triệu chứng nôn mửa.
- Tắc ruột và lồng ruột: Tắc ruột và lồng ruột khiến thức ăn và nước trong dạ dày và ruột, gây ra cảm giác nôn. Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời để xử lý càng sớm càng tốt.
- Nhiễm trùng đường hô hấp có thể đi kèm với triệu chứng như sốt, nôn mửa. Trẻ cần được điều trị bởi bác sĩ để loại bỏ nhiễm trùng và giảm triệu chứng.
- Viêm ruột thừa và viêm tụy: Các vấn đề về ruột thừa hoặc tụy sẽ gây đau bụng dữ dội, nôn. Trẻ cần được đi khám và xử lý sớm.
Trẻ hay bị ọe khan khi nào cần gặp bác sĩ?
Nôn khan là một hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa đang phát triển. Tuy nhiên, có một số tình huống khi trẻ nôn khan cần đưa đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Dưới đây là các tình huống khi bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ:
- Trẻ nôn khan liên tục và từ chối ăn suốt một thời gian dài.
- Bé nôn khan kèm theo sốt.
- Bé nôn khan kèm theo tiêu chảy.
- Trẻ vừa nôn khan vừa ho dữ dội là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi hoặc các vấn đề liên quan đến cơ tim.
Trẻ hay bị ọe khan phải làm sao?
Tất cả các bậc cha mẹ khi thấy con em mình có triệu chứng ọe khan, nôn ọe để vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh, theo dõi sát sao các dấu hiệu của trẻ. Từ đó, đưa ra các xử trí đúng và kịp thời, để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ.
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Trường hợp trẻ bị nôn ói kèm tiêu chảy sẽ khiến cơ thể của trẻ mất nước. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng này dựa vào các dấu hiệu như:
- Môi khô, trẻ liên tục đòi uống nước nhưng cứ uống nước vào sẽ bị nôn ra.
- Trẻ không đi tiểu được trong nhiều giờ liền.
- Trẻ khóc không ra nước mắt
- Tay chân lạnh, trẻ mệt mỏi, lừ đừ…
Cải thiện tình trạng trẻ hay bị ọe khan bằng cách thay đổi chế độ ăn
Khi trẻ bị nôn khan chúng sẽ sợ hãi đồ ăn. Do đó, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn để kích thích trẻ ăn ngon hơn.
Với những trẻ đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức hoàn toàn. Mẹ nên chia nhỏ các cữ ăn để tránh cho trẻ bị đầy bụng và nôn trớ.
Ví dụ như: Mỗi lần bú chỉ kéo dài từ 5-10 phút, 30 phút bú một lần. Theo dõi bé và điều chỉnh theo nhu cầu của bé. Nếu tình trạng nôn trớ vấn kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ ăn. Đồng thời, hạn chế chế biến đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bạn có thể chuyển chế biến các món ăn như cháo, phở, súp để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Gối cao đầu khi nằm – Biện pháp xử lý khi trẻ nôn khan
Tình trạng trẻ bị ọe khan, nôn trớ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm, nhất là khi vừa ăn xong. Do đó, để hạn chế tình trạng này và ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra. Sau khi trẻ ăn xong, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ngủ luôn.
Nếu là trẻ sơ sinh hãy vỗ ợ hơi cho trẻ và đặt trẻ nằm nghiêng, kê cao đầu hơn một chút. Với trẻ nhỏ, để trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ăn. Sau đó, mới để trẻ ngủ kê cao đầu.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt trên 38.5 độ C kèm đau bụng, nôn ói nhiều. Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, người lả đi… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Trẻ hay bị ọe khan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cần sát sao theo dõi trẻ để có hướng điều chỉnh cũng như xử lý kịp thời. Phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm bài viết: