Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều mẹ hoang mang khi thấy trẻ sốt, đầu nóng người mát. Vậy cách nhận biết trẻ bị sốt như thế nào? Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trẻ bị sốt, đầu nóng chân tay bình thường có đáng lo không?
Trẻ bị sốt, đầu nóng chân tay bình thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Khi bị sốt tức là hệ miễn dịch đang được kích hoạt và tạo ra kháng thể chống lại những tác nhân gây hại. Lúc này cơ thể thoát nhiệt ra bên ngoài nên xảy ra hiện tượng trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay bình thường.
Ở trạng thái khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể người của trẻ dao động từ 36.5-37.5 độ C. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, nhiệt độ đo được có thể tăng cao hơn, khoảng trên 38 độ.
Những lúc này trẻ thường mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Tuy nhiên, trẻ bị sốt cao không hẳn là bị bệnh nặng. Vì vậy tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được hỗ trợ và chẩn đoán kịp thời.
Trẻ bị nóng đầu chân tay mát có những biểu hiện như thế nào?
Ở mức độ nhẹ, trẻ bị nóng đầu chân tay mát có những biểu hiện như sau:
- Thân nhiệt ba mẹ đo được dưới 38 độ C.
- Sắc tố da bình thường, không có sự thay đổi.
- Người mát, không mệt mỏi chán ăn.
- Trẻ vẫn nói chuyện, chơi đùa ngoan.
Tuy nhiên với những trường hợp nghiệm trọng hơn, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
- Thân nhiệt trên 39 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sắc tố da có sự thay đổi, tím tái hoặc hồng hơn bình thường.
- Trẻ quấy khóc, chán ăn, nằm hoặc ngủ li bì.
- Đổ mồ hôi, chân tay bình thường hoặc lạnh hơn.
- Sốt cao liên tục suốt nhiều giờ liền và không có dấu hiệu giảm.
- Mắt trũng, môi và lưỡi khô.
- Nổi mề đay, ửng đỏ toàn thân.
Trẻ chân tay lạnh đầu nóng nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, cha mẹ có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân chính dưới đây:
- Virus: Các loại virus xâm nhập gây sốt xuất huyết, cúm, sởi, thủy đậu, chân-tay-miệng,…
- Nhiễm trùng: Trẻ bị sốt phát ban, viêm họng, viêm tai giữa nhiễm trùng đường hô hấp, viêm amidan, nhiễm trùng gan, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn não,…
- Mặc quá ấm: Trẻ nhỏ chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện vì vậy trẻ sẽ dễ bị sốt nếu ba mẹ mặc quá nhiều lớp quần áo cho con.
- Thời tiết: Trời quá nóng cũng khiến cho trẻ bị sốt, đầu nóng chân tay bình thường.
- Tiêm chủng: Một số trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin uốn ván, sởi, ho gà,…
- Mọc răng: Trẻ sẽ sốt nhẹ và quấy khóc nhiều khi mọc răng, thân nhiệt có thể dao động từ khoảng 38-38.5 độ C.
- Sốt phát ban: Trẻ thường sẽ bị sốt đi kèm phát ban toàn thân, tuy nhiên triệu chứng này chỉ diễn ra từ 3-5 ngày là khỏi.
- Sốt xuất huyết: Các dấu hiệu thường gặp ở sốt xuất huyết như: chảy máu mũi, đi ngoài ra máu, xuất hiện các chấm xuất huyết trên da. Sốt cao liên tục, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh…
Trẻ bị sốt, đầu nóng người mát có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Thực tế, sốt không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu trẻ bị sốt, đầu nóng người mát trong thời gian dài ba mẹ cần hết sức lưu ý. Trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được hạ sốt kịp thời.
Các biến chứng thường có thể kể đến như: mất nước, co giật, rối loạn đường hô hấp, các di chứng ở não hay nguy hiểm hơn là tử vong.
Nhưng cũng có một số ít trường hợp trẻ bị sốt, đầu nóng người mát lại chính là dấu hiệu của nhiễm siêu vi. Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, một bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Đây là một bệnh cấp tính và lây lan nhanh do siêu vi trùng gây ra. Siêu vi có thể ăn sâu vào não bộ và các mạch máu tay chân gây viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Cha mẹ cần hết sức cẩn trọng với loại bệnh này.
Vì vậy, khi trẻ bị sốt, đầu nóng người mát bố mẹ cần theo dõi các biểu hiện để xác định nguyên nhân. Đồng thời, đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
Nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy bối rối khi gặp trường hợp trẻ sốt, đầu nóng người mát. Trong quá trình chăm sóc trẻ, ba me cần lưu ý một số cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh dưới đây:
Trong trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C
Trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C, cha mẹ cần lưu ý như sau:
- Tránh mặc cho trẻ quá ấm gây toát mồ hôi thấm ngược lại cơ thể.
- Theo dõi thân nhiệt cho trẻ thường xuyên.
- Bổ sung nước, vitamin C, các loại trái cây mọng nước cho trẻ.
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm.
- Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ.
- Tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi.
- Cho trẻ thể dục, vận động nhẹ nhàng quanh nhà.
- Không tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà nếu tình trạng không quá nghiêm trọng. Điều quan trọng là bố mẹ kiểm soát được nhiệt độ của con, không để trẻ bị mất nước và sốt cao kéo dài.
Trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C
Với trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C có thể xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm:
- Không cho trẻ dùng thuốc khi chưa có thăm khám của bác sĩ.
- Không đánh gió hoặc bôi dầu nóng.
- Tuyệt đối không dùng nước đá, nước lạnh để lau hoặc chườm cho trẻ.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm mát, lành tính.
- Đối với những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Tuy nhiên nếu trẻ sốt kéo dài 4-5 ngày liền nhưng đột nhiên hết sốt, người mát, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu của chuẩn bị sốc (sốc sốt xuất huyết, sốc phản vệ,…). Phần lớn những trẻ sốt, đầu nóng người mát đều gặp phải trường hợp này.
Trẻ sốt, đầu nóng người mát cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não. Đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện: quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, mặt tái nhợt,…
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn – Giải đáp thắc mắc của cha mẹ
Có nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn hay không? Câu trả lời là “Không”. Bởi khi nhiệt độ cơ thể lên cao hơn bình thường, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để làm mát. Lúc này nhiều trẻ sẽ có cảm giác rét run và ớn lạnh.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cần đắp chăn khi trẻ sốt, đầu nóng người mát. Theo các bác sĩ, việc làm này không cần thiết. Đắp chăn kín sẽ khiến cơ thể bí bách, không thoát được nhiệt ra ngoài dẫn đến tình trạng sốt kéo dài.
Nếu đắp chăn lâu hoặc đắp nhiều chăn sẽ khiến cơ thể trẻ càng lạnh hơn. Khi không được hạ thân nhiệt kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: co giật, tím tái hay thậm chí là tử vong.
Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất – Đi tất khi bị sốt có tốt không?
Cũng giống như việc đắp chăn phía trên, liệu trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất?
Theo các chuyên gia, việc đi tất hoặc mặc đồ ấm sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao. Cha mẹ nên quan tâm đến việc hạ nhiệt nhanh chóng cho con thay vì mặc thêm đồ hay đi thêm tất.
Nếu cơ thể không được thoáng mát, thân nhiệt không giảm đi sẽ càng gây nguy hiểm. Vì vậy, trẻ sốt tay chân lạnh không nên đi tất bố mẹ nhé.
Cách phòng tránh trẻ bị nóng đầu chân tay mát tại nhà
Để phòng tránh trẻ bị nóng đầu chân tay mát, ba mẹ cần chú ý tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ bằng những phương pháp như:
- Sắp xếp thời gian ăn-ngủ-nghỉ khoa học,
- Tăng cường thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời.
- Cho trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.
- Tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn, thoáng mát.
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo đúng độ tuổi.
- Tiêm phòng vắc xin đúng lịch và đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hiện tượng trẻ sốt, đầu nóng người mát khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng này thì hãy đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là bạn cần bĩnh tĩnh và xử trí kịp thời các bước hạ thân nhiệt tại nhà.
Bên cạnh đó ba mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua các mốc đo thân nhiệt cho bé trong thời điểm này. Chăm sóc bé đúng cách và theo dõi nhiệt độ thường xuyên sẽ giúp cho con bạn nhanh chóng khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sốt, đầu nóng người mát. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn nhận biết chính xác tình hình sức khỏe của trẻ.
Xem thêm bài viết: