Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như thế nào?

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như thế nào?

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như thế nào? Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu ra sao? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai nhé!

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai

Sự thay đổi của bầu vú và nhũ hoa là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết. Sở dĩ, bầu vú có sự thay đổi như vậy là để người mẹ chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ.

Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu (0-13 tuần) thường không có sự biến đổi nhiều. Nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu. Dưới đây là một vài cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai.

Đau, nổi cục ở nhũ hoa khi mang thai

Đau, nổi cục ở nhũ hoa khi mang thai

Đau, ngứa, nổi cục ở nhũ hoa, bầu vú là một trong những triệu chứng phổ biến mà một số phụ nữ mang thai có thể trải qua trong tuần đầu tiên của thai kỳ.

Do những thay đổi hormone trong cơ thể gây ra sự tăng lưu thông máu đến vùng vú. Làm cho chúng trở nên nhạy cảm hơn dễ gây đau, nổi cục hoặc ngứa.

Bên cạnh đó, việc tăng kích thước của vú là để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Điều này cũng có thể gây ra một số khó chịu và đau nhức.

Triệu chứng đau, nổi cục và ngứa ở ngực giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ kéo dài vài tuần, sau đó giảm dần. Tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, chị em không cần phải quá lo lắng.

Nếu tình trạng đau, nổi cục sưng tấy, kèm mủ ở nhũ hoa hoặc bầu ngực. Chị em nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị sớm.

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có sự thay đổi về kích thước

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có sự thay đổi về kích thước

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, tăng kích thước đầu nhũ hoa là một hiện tượng phổ biến. Do có sự gia tăng nhanh chóng của hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Làm tăng lưu thông máu đến vùng ngực và kích thích sự phát triển của mô vú.

Do đó, vú và nhũ hoa có thể trở nên đau nhức và cảm thấy căng thẳng. Kích thước của nhũ hoa có thể tăng lên và trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng kích thước trong tháng đầu tiên thường không quá nhanh, không gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu.

Mỗi phụ nữ có thể dấu hiệu mang thai sớm khác nhau. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các phụ nữ có dấu hiệu tăng kích thước nhũ hoa và vú. Do đó, đây chỉ là một trong những dấu hiệu nhận biết để bạn tham khảo.

Khi mang thai hình ảnh nhũ hoa bình thường – Nổi gân xanh

Khi mang thai hình ảnh nhũ hoa bình thường – Nổi gân xanh

Nhũ hoa và vú bị nổi gân xanh là một hiện tượng phổ biến khi mang thai. Đây là kết quả của sự gia tăng hormone và sự tăng cường lưu thông máu trong cơ thể của người phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone progesterone và estrogen hơn. Làm tăng lưu thông máu và mềm và phình to các mạch máu.

Sự tăng lưu thông máu và áp lực máu trong cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Bao gồm: việc đưa máu và dinh dưỡng đến các bộ phận quan trọng như vú. Điều này giúp chuẩn bị cho việc cho con bú sau khi sinh.

Ngoài việc nổi gân xanh ở nhũ hoa và vú, các vùng khác trên cơ thể như: tay, chân, bụng và các khu vực khác… Cũng có thể xuất hiện các mạng gân xanh do sự tăng lưu thông máu. Thường thì các gân xanh này nổi rõ ràng từ khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ.

Cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai – Vùng da quanh bầu vú sẫm màu hơn

Cách nhận biết nhu hoa khi mang thai – Vùng da quanh bầu vú sẫm màu hơn

Sự thay đổi màu sắc của vùng da quầng vú là một trong những biểu hiện phổ biến khi mang thai. Hormone estrogen và progesterone tăng lên trong cơ thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn và có thể dẫn đến sự tăng sản xuất melanin – hắc tố giúp điều chỉnh màu sắc da.

Vì vậy, một số phụ nữ thấy vùng da quầng vú của mình trở nên sẫm màu hơn so với trước khi mang thai. Sự sẫm màu này thường xuất hiện từ khoảng 6 tuần đầu tiên của thai kỳ và có thể tiếp tục kéo dài một vài tháng sau đó.

Hình ảnh nhũ hoa khi có thai ở 3 tháng giữa thai kỳ

Nhũ hoa khi mang thai tam cá nguyệt thứ 2 (tuần từ 14 đến 27) đã có sự thay đổi rõ rệt hơn so với hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai 3 tháng đầu.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

Nổi nốt li ti quanh đầu ngực – Dấu hiệu nhận biết khi mới mang thai

Những nốt sần li ti quanh đầu ngực được gọi là tuyến Montgomery, xuất hiện xung quanh vùng quầng vú sẫm màu và núm vú. Chúng có thể trông giống như nổi da gà, với mục đích bôi trơn và bảo vệ vùng vú khỏi vi khuẩn và tác động từ môi trường bên ngoài.

Sự xuất hiện của tuyến Montgomery là một phản ứng tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Cũng bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những nốt sần li ti này không chỉ xuất hiện trong thai kỳ, mà còn có thể thấy ở các trường hợp khác như tuổi dậy thì, mất cân bằng nội tiết tố, ung thư vú, tăng hoặc giảm cân.

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, đầu vú khi mang thai bị tiết dịch

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, đầu vú khi mang thai bị tiết dịch

Khi mang thai, một số phụ nữ có thể bắt đầu tiết ra chất lỏng từ đầu vú, được gọi là sữa non. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuần thứ 16 trở đi. Sữa non thường có màu vàng nhạt và có độ nhớt khác nhau.

Ban đầu, lượng sữa non tiết ra thường khá ít. Tuy nhiên, khi vú bị kích thích, ví dụ như khi bạn sờ hay massage nhũ hoa, lượng sữa non có thể tăng lên. Bạn có thể cảm nhận được dòng sữa trong nhũ hoa khi có cảm giác ẩm ướt hoặc nhìn thấy sự tiết chảy của sữa non.

Chảy sữa non là một dấu hiệu bình thường trong quá trình mang thai và chuẩn bị cho việc cho con bú sau khi sinh. Tuy nhiên, mức độ và thời gian xuất hiện sữa non có thể khác nhau đối với từng phụ nữ.

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai trong 3 tháng cuối

3 tháng cuối của thai kỳ được tính từ tuần 28 – 40, các dấu hiệu tại bầu vú sẽ càng rõ nét hơn, để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.

Ngực tiếp tục tăng trưởng

Trong quá trình mang thai, kích thước của ngực thường tăng lên. Gần cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt sự tăng trưởng của ngực. Đồng thời ngực cũng trở nên nặng hơn và có độ dày tăng lên.

Hình ảnh nhũ hoa cũng sẽ trở nên lớn rõ rệt và quầng vú sẽ tiếp tục sẫm màu hơn. Điều này là do tác động của hormone và sự chuẩn bị cho việc cho con bú.

Ngực tăng trưởng và sự tăng tiết sữa non là một phản ứng tự nhiên của cơ thể phụ nữ khi mang thai và chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, chị em không cần phải quá lo lắng.

Đầu vú của phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tiết ra nhiều sữa non hơn

Đầu vú của phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tiết ra nhiều sữa non hơn

Trạng thái của sữa non có thể thay đổi theo giai đoạn thai kỳ. Khi ở giai đoạn sớm, sữa non thường có dạng lỏng, nhạt màu và có độ nhớt thấp. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối thai kỳ, sữa non đậm mày và có thể có một lớp màng hoặc vón cục.

Rạn ngực

Sự phát triển nhanh chóng của các mô trong khu vực ngực khi mang thai có thể dẫn đến sự căng da và xuất hiện các vết rạn nứt da, hay còn gọi là rạn da. Rạn da thường xuất hiện khi da không đủ đàn hồi để chịu sự căng tăng nhanh chóng.

Các vùng thường bị ảnh hưởng bao gồm ngực, bụng và đùi. Nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể mẹ bầu. Những vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím ban đầu. Sau đó chuyển sang màu trắng bạc khi thời gian trôi qua.

Ngoài việc xuất hiện vết rạn, mẹ bầu cũng có thể trải qua cảm giác ngứa hoặc khô da. Điều này có thể do da bị căng và mất độ ẩm. Để giảm cảm giác khô và ngứa, một số phụ nữ sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng và không chứa các chất phụ gia có hại.

Tuy vết rạn da là một hiện tượng phổ biến khi mang thai, nhưng không phải phụ nữ nào cũng gặp phải. Sự xuất hiện và mức độ của rạn da có thể khác nhau cho mỗi người.

Việc duy trì độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng da phù hợp. Uống đủ nước có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện vết rạn da và làm giảm cảm giác khô và ngứa.

Mách bạn cách giảm khó chịu ở ngực khi có thai

Sự thay đổi ở bầu ngực và núm vú khi mang thai khiến chị em chưa kịp thích ứng và cảm thấy có đôi chút khó chịu. Phần nội dung bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ  mách bạn các giảm sự căng tức của bầu ngực khi mang thai. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chọn áo ngực phù hợp

Lựa chọn áo ngực không có gọng, mềm mại và thoáng khí. Chất liệu áo ngực nên co giãn để phù hợp với sự thay đổi kích thước của ngực.

Áo ngực nên có dây áo lớn và nhiều mức điều chỉnh để bạn có thể điều chỉnh sự kích thước và độ nâng đỡ theo nhu cầu.

Massage ngực

Massage nhẹ nhàng ngực khoảng 5 phút mỗi ngày có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng trong vùng ngực.

Bạn nên sử dụng những động tác nhẹ nhàng để massage từ phía dưới ngực lên phía trên. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu căng bụng hoặc sắp sinh. Nên ngừng massage để tránh kích thích sự co bóp tử cung và nguy cơ sinh non.

Chăm sóc ngực đúng cách

Việc vệ sinh vùng ngực hàng ngày bằng nước ấm và khăn mềm là cách quan trọng để giữ vùng ngực sạch, tránh sự sưng viêm và mùi hôi. Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm từ tháng thứ 4 hoặc 5 để làm mềm và dưỡng da ngực.

Ngoài ra, quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể của mẹ bầu và phát hiện ngay những dấu hiệu bất thường.

Nếu mẹ bầu phát hiện bất kỳ dấu hiệu như chảy máu, nổi u cục, đau bất thường hoặc bất thường khác trong vùng ngực. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ và đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và tư vấn.

Vừa rồi là hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai. Những thay đổi về vùng ngực, nhũ hoa ở bà bầu là triệu chứng hết sức bình thường. Mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn và tham khảo ý kiến chuyên gia để có được chăm sóc tốt nhất trong quá trình mang thai.

Xem thêm bài viết: