Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà các chị em rất muốn tìm hiểu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Nếu bạn cũng đang mong ngóng tin vui hoặc đang có thai, đừng bỏ lỡ điều này nhé!
Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu là gì?
Ở giai đoạn đầu khi mới mang thai, chị em thường lo lắng khi thấy “cô bé” ra nhiều dịch nhầy. Vậy, dịch nhầy khi mang thai tuần đầu là gì? Có phải dấu hiệu bệnh lý không, có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, dịch nhầy khi mang thai còn được gọi là dịch âm đạo, dịch cổ tử cung… Đây là kết quả hoạt động của các tuyến nhầy trong cổ tử cung dưới sự tác động của hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ.
Chức năng chính của dịch nhầy là giữ cho cổ tử cung ẩm ướt, trơn tru. Ngăn ngừa vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào tử cung.
Dịch nhầy thường ra nhiều khi mang thai, đặc biệt trong tuần đầu tiên của thai kỳ. Sự thay đổi này cũng được sử dụng như một dấu hiệu để xác định mang thai ở chị em.
Ngoài mang thai, dịch nhầy còn ra nhiều vào những thời điểm khác nhau như: Rụng trứng, gần ngày hành kinh, khi được kích thích tình dục…
Đặc điểm dịch nhầy khi mới mang thai như thế nào?
Dịch nhầy khi mới mang thai không quá khó để nhận diện. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật:
Mới mang thai dịch nhầy dày và đục
Trạng thái dịch nhầy khi mang thai thường dày và đục. Điều này là do tăng sản xuất hormone progesterone, là hormone chịu trách nhiệm duy trì và hỗ trợ thai nghén. Dịch nhầy có tính nhớt cao hơn nhằm bảo vệ tử cung và giữ cho thai nhi an toàn.
Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai tuần đầu
Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai thường có màu trắng như lòng trắng trứng gà hoặc màu vàng nhạt. Nó thường không có mùi hoặc mùi nhẹ và không gây khó chịu.
Đây cũng là đặc điểm cho thấy âm đạo và tử cung của mẹ bầu khỏe mạnh. Không bị viêm nhiễm hoặc các bệnh lý về phụ khoa.
Lượng dịch nhầy ra nhiều ở tuần đầu có thai
So với thời điểm chưa mang thai, lượng dịch nhầy ở tuần đầu thai nghén gia tăng đáng kể. Vùng kín do đó luôn ở trạng thái ẩm ướt, bí bách.
Đây là một biểu hiện bình thường khi cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai và duy trì thai nghén. Tuy nhiên, chị em nên chú ý giữ gìn vệ sinh, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm.
Dịch nhầy ở phụ nữ mang thai thường dẻo và kéo dài
Dịch nhầy có tính đàn hồi cao. Nếu kẹp giữa hai ngón tay và kéo giãn, dịch nhầy này có thể giãn tới 2,5 cm.
Chính nhờ đặc điểm dai, loãng này mà dịch nhầy đã hoàn thành rất tốt vai trò bảo vệ tử cung, ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào tử cung.
Nguyên nhân do đâu xuất hiện dịch nhầy khi mang thai tuần đầu
Để chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh con, cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi về hormone và sinh lý. Ra nhiều dịch nhầy khi mang thai tuần đầu chính là một trong những biểu hiện của những thay đổi này.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi của dịch nhầy khi mang thai:
- Tăng sản xuất hormone estrogen và progesterone: Sự tăng sản xuất 2 hormone này khi mang thai làm cho tử cung sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, nhằm bảo vệ tử cung và giữ cho thai nhi an toàn.
- Sự tăng lưu thông máu đến vùng chậu: Trong thai kỳ, cơ thể tăng lưu thông máu đến vùng chậu, gây ra sự tăng lượng dịch nhầy cổ tử cung.
- Cơ chế bảo vệ tự nhiên: Dịch nhầy cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập vào tử cung.
- Nguyên nhân khác: Các yếu tố như thói quen, tình trạng tâm lý, hoạt động vận động, và ảnh hưởng của thuốc nội tiết cũng có thể tác động gián tiếp đến dịch nhầy cổ tử cung.
Dấu hiệu dịch nhầy cổ tử cung bất thường mẹ cần sớm đi khám
Nếu trong quá trình mang thai, bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường hoặc khó chịu liên quan đến dịch nhầy cổ tử cung, cần đi khám ngay để được đánh giá và chữa trị kịp thời.
- Ra quá nhiều dịch gây ẩm ướt khó chịu kèm mùi hôi.
- Màu sắc dịch tiết âm đạo chuyển vàng, xanh, nâu, đen bất thường.
- Dịch âm đạo dạng loãng hoặc vón cục, dạng bọt
- Đau lưng, đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội.
- Cảm giác nóng rát trong âm đạo.
- Sốt, sốt cao.
- Vùng âm hộ bị đỏ, đau rát, ngứa ngáy.
- Buồn nôn, mệt mỏi, nóng bức.
Đi khám ngay khi gặp những dấu hiệu không bình thường giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và sự phát triển bình thường của thai nhi. Hãy luôn chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe trong quá trình mang thai để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Mẹ bầu cần làm gì khi âm đạo ra nhiều dịch nhầy bất thường?
Âm đạo ra nhiều dịch nhầy bất thường khi mang thai có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thai kỳ.
Ngoài việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chị em cũng có thể thực hiện các biện pháp sau để giữ cho vùng âm đạo khô ráo và sạch sẽ:
- Sử dụng quần lót bằng cotton: Chọn quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt để giúp hấp thụ dịch nhầy và giữ cho vùng âm đạo khô ráo.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh và tampon: Nếu có thể, hạn chế sử dụng băng vệ sinh và tampon trong thời gian dài, để tránh gây môi trường ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Dùng nước ấm rửa vùng kín: Rửa vùng kín bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh để duy trì cân bằng pH tự nhiên.
- Thay quần lót thường xuyên: Thay quần lót khi cảm thấy ẩm ướt hoặc đổi thường xuyên trong ngày.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn được cân bằng đủ độ ẩm.
Bài viết vừa chia sẻ đến chị em những thông tin chi tiết nhất về dịch nhầy khi mang thai tuần đầu. Từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách chăm sóc. Hy vọng, chị em sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào về sự thay đổi dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn.
Xem thêm bài viết: