Cách dưỡng thai và những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Cách dưỡng thai và những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Thai 14 tuần là thời điểm mẹ bầu bước qua tam cá nguyệt thứ 2. Ở giai đoạn này, thai phụ không còn ốm nghén nữa, cơ thể có phần khỏe khoắn hơn. Vậy thai 14 tuần là bao nhiêu tháng? Nằm ở vị trí nào? Thai 14 tuần đã máy chưa? Cách nhận biết các dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh. Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Thai 14 tuần là bao nhiêu tháng? Thai 14 tuần nằm ở vị trí nào?

Thai 14 tuần tuổi tương đương với 3 tháng 1 tuần. Hiện tại, mẹ bầu đã chính thức bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Hành trình mang thai của mẹ bầu chỉ còn 26 tuần nữa.

Vậy thai 14 tuần nằm ở vị trí nào? Ở tuần thứ 14 của thai kỳ, thai nhi sẽ nằm ở tử cung của người mẹ và được bao bọc bằng một lớp nước ối. Lúc này, thai nhi đạt 8,7cm và có trọng lượng khoảng 93g. Thời điểm này các bộ phận của cơ thể bé đang dần hình thành và phát triển 

Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Ở tuần thứ 14, các triệu chứng ốm nghén đang dần thuyên giảm. Thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh.

Sự tăng trưởng của thai nhi

Vào tuần 14, thai nhi đã phát triển đủ lớn để có thể được cảm nhận bằng tay thông qua việc sờ vào bụng mẹ. Tuần thai này, kích thước của em bé tương đương với một quả chanh. Chiều dài của cơ thể bé khoảng 9cm và có cân nặng khoảng 90g.

Ở giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng cứng và tăng kích thước tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng, thai nhi đang phát triển khỏe mạnh bình thường.

Dấu hiệu phát triển tốt 3 tháng đầu – Các cơ quan của thai nhi phát triển

Trong tuần 14, thành bụng của bé sẽ phát triển dày lên để bảo vệ cơ quan nội tạng ở mức độ nhất định. Thận của bé đã có thể tự thực hiện nhuần nhuyễn hoạt động lọc và đảo thải nước tiểu. 

Gan và lá lách cũng phát triển và bắt đầu tạo mật và hồng cầu. Điều này cho thấy thai nhi đang tiếp tục phát triển và chuẩn bị cho các chức năng cơ bản của cơ thể.

Siêu âm để nhận biết dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Thông qua hình thức siêu âm, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 14 của thai kỳ. 

Siêu âm giúp bác sĩ quan sát và kiểm tra cấu trúc của trán, mũi và cánh tay…Ở giai đoạn này, cơ mắt của thai nhi đã bắt đầu hoạt động. Bé có thể chuyển động mắt qua lại 2 bệnh. Đồng thời, cảm nhận được và phản ứng với ánh sáng chiếu vào bụng mẹ.

Chuyển động của thai nhi (thai máy) – Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh

Trong tuần thứ 14, thai nhi đã phát triển đủ lớn và có khả năng máy. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cử động như ngọ nguậy, ưỡn mình, dang chân tay của thai nhi thông qua việc đặt tay lên bụng. 

Khi mẹ chạm vào bụng, xoa nhẹ, thai nhi có thể nhận thấy sự kích thích và phản ứng lại. Đó là những tương tác sớm giữa mẹ và thai nhi. Điều này là một trải nghiệm đáng yêu và thú vị cho cả bố và mẹ.

Càng về sau, các chuyển động này sẽ càng trở nên rõ ràng hơn. Điều này chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

Thai 14 tuần hay gò bụng

14 tuần là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Do đó, hoạt động của thai nhi ở giai đoạn này sẽ đa dạng và thay đổi liên tục. 

Ở tuần thai này, nhiều mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn gò sinh lý, còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Tuy nhiên, cơn gò này không đều đặn và không có tính chu kỳ như trong giai đoạn chuyển dạ thật sự.

Cơn gò sinh lý trong giai đoạn này là một phần quá trình chuẩn bị của cơ thể mẹ bầu chuyển dạ sau này. Mẹ bầu có thể trải qua cảm giác cơ bụng cứng khi cơn gò xảy ra.

Mặc dù không gây đau đớn như trong quá trình chuyển dạ thật sự. Nhưng cơn gò sinh lý giúp mẹ bầu làm quen với cảm giác đau và hình thành khả năng chịu đựng cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

Lưu ý: Mỗi phụ nữ sẽ có những trải nghiệm riêng trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Nếu có bất cứ lo lắng nào hoặc xuất hiện cơn đau hơn bình thường. Thai phụ nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 14

Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh ra sao đã được các chuyên gia giải đáp Khi mang thai ở tuần thứ 14, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi về cơ thể và cảm xúc. Dưới đây là một số thay đổi phổ biến trong giai đoạn này:

Kết thúc tình trạng ốm nghén

Như đã nói ở trên, bước sang tuần thứ 14 của thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm đi. Khẩu vị của mẹ bầu sẽ tăng lên. Vì vậy, nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. 

Nướu răng nhạy cảm

Vùng nướu răng của mẹ bầu ở giai đoạn mang thai sẽ nhạy cảm hơn và dễ gây chảy máu. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do có sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đồng thời, hạn chế ăn vặt sẽ giúp phòng ngừa viêm nướu, giảm nguy cơ sinh non. 

Vùng kín thay đổi

Giai đoạn mang thai, dịch tiết âm đạo sẽ ra nhiều hơn, khiến vùng kín trở nên ẩm ướt khó chịu. Đây là biểu hiện rất bình thường trong giai đoạn của thai kỳ. 

Để tránh nguy cơ viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, mẹ bầu cần uống đủ nước. Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.

Thay đổi ngực

Thai phụ ngay từ khi có bầu, kích thước ngực sẽ thay đổi. Ngực phát triển to hơn, quần vú thâm sẫm màu. Ngực đau do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ dần ổn định khi bạn đã thích nghi với nó.

Bụng phát triển to hơn

Khi thai được 14 tuần, bụng bầu của mẹ bắt đầu nhô ra và dễ dàng nhận biết tình trạng mang thai. Tuy nhiên, kích thước vòng bụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là kích thước của thai nhi.

Đau nhói khi thay đổi tư thế

Mẹ bầu có thể trải qua đau nhói ở hai bên bụng khi thay đổi tư thế đột ngột. Nguyên nhân là do sự căng thẳng của cơ và các cấu trúc hỗ trợ bụng. Nghỉ ngơi thoải mái và gác chân cao có thể giúp giảm đau.

Cảm xúc thay đổi

Ở những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thai phụ dễ nổi cáu, đôi khi buồn vô cơ. 

Với những mẹ bầu mang thai lần đầu, không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy suy nghĩ tích cực, vui vẻ. Đễ chuẩn bị kiến thức cơ bản để vượt cạn thành công.

Thai nhi 14 tuần đã máy chưa?

Ở tuần thai thứ 14, thai nhi đã phát triển hoàn thiện hơn rất nhiều. Vì thế ở tuần thai này thai nhi 14 tuần đã máy chưa, biết gò chưa là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Ở tuần thai thứ 14, các hoạt động của thai nhi đã diễn ra nhiều hơn và đa dạng hơn. Bé đã biết dang chân tay, ưỡn mình, nấc và đạp qua lại. Lúc này những cú đạp của thai nhi bắt đầu có lực hơn nhưng mẹ vẫn khó có thể cảm nhận được lực tác động bởi thành tử cung và nước ối vẫn còn khá dày. Càng về các tuần thai sau những chuyển động này sẽ càng rõ ràng hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được bé đang ngọ nguậy trong bụng mẹ, thậm chỉ thỉnh thoảng còn bị bé đạp đau nữa đấy.

Bầu 14 tuần nên nằm như thế nào?

Bầu 14 tuần nên nằm như thế nào?

Mẹ bầu 14 tuần nên nằm như thế để bé được phát triển tốt và không giảm áp lực lên tử cung? Theo các chuyên gia tư thế ngủ nằm nghiêng về 1 bên là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu 14 tuần vì nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung

Nằm nghiêng ở phía nào cũng là tư thế ngủ tốt cho bà bầu 14 tuần. Nhưng có nhiều khuyến nghị bạn nên chọn bên trái là tư thế ngủ khi mang thai bởi một số lợi ích sau:

  • Tư thế ngủ nghiêng sang trái sẽ làm tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng đến nuôi thai tốt hơn.
  • Tư thế này còn làm giảm nguy cơ thai chết lưu.
  • Ngủ nghiêng bên trái còn giúp thận lọc sạch các chất độc hại tốt hơn.

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có những cải thiện tích cực về cả cơ thể và tinh thần. Các triệu chứng thời kỳ đầu mang thai đã giảm dần. Thay vào đó, mẹ bầu cảm thấy có thêm năng lượng để tận hưởng giai đoạn thứ 2 của thai kỳ cách thoải mái.

  • Giai đoạn thai 14 tuần, bụng mẹ cũng chưa quá lớn. Do đó việc đi lại sẽ không gặp nhiều khó khăn.
  • Để duy trì tinh thần lạc quan và thoải mái, mẹ bầu nên tự động viên mình và tìm cách thư giãn. Bằng cách xem các chương trình giải trí, nghe nhạc hoặc đọc sách về thai kỳ. Điều này vừa giúp mẹ thư giãn và có thêm thông tin kiến thức, hiểu thêm về quá trình mang thai của mình. 
  • Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu cần tập trung vào việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản bao gồm bột đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. 
  • Luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, thiền, đi dạo… vừa giúp duy trì sức khỏe, vừa giảm các nguy cơ biến chứng thai kỳ. 
  • Lên kế hoạch đi nghỉ dưỡng là một cách tuyệt vời để ba mẹ cùng thư giãn và gắn kết trước khi đón thiên thần nhỏ chào đời.

Với những chia sẻ về dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh và cách dưỡng thai phù hợp kể trên, sẽ giúp cho hành trình thai kỳ của mẹ trở lên thuận lợi hơn. Chúc các mẹ vượt cạn thành công.

Xem thêm bài viết: