Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ sảy thai cao lên đến 80%. Vậy đâu là dấu hiệu thai chậm phát triển 3 tháng đầu, dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Trước khi tìm hiểu về cách giữ thai trong 3 tháng đầu, hãy cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu về vị trí và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ nằm gọn trong tử cung, hướng lên trên và lưng hướng về phía dưới. Đây là vị trí tự nhiên để bé có thể phát triển thoải mái và nhận được sự bảo vệ từ các cơ quan nội tạng của mẹ.
Trong giai đoạn này, các cơ quan và bộ phận của thai nhi đang phát triển. Từ tuần thứ 5, các lớp cơ bản như nội bì, trung bì và ngoại bì được hình thành. Các bộ phận và cơ quan khác, chẳng hạn như ống tiêu hóa, phổi, tim, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh, mắt, tai, da và cơ quan sinh dục, cũng bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 trở đi.
Khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất (tầm 12 tuần), thai nhi đã có kích thước khoảng 54mm và nặng khoảng 14g. Các bộ phận quan trọng đã được hình thành đầy đủ. Giai đoạn này được coi là quan trọng vì thai nhi đã có sự phát triển cơ bản và tất cả các bộ phận chính đã hình thành.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần lưu ý chăm sóc bản thân tốt hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở giai đoạn này.
Những dấu hiệu thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên đi khám và theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu:
- Mẹ bầu tiếp tục có dấu hiệu thai nghén: Dấu hiệu này cho thấy hệ hormone của bạn vẫn hoạt động bình thường và thai nhi đang nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.
- Tăng cân đều: Mặc dù ốm nghén có thể làm cho việc tăng cân trong giai đoạn này chậm hơn. Những dấu hiệu tăng cân dù nhanh hay chậm cũng là dấu hiệu nhận biết thai phát triển tốt.
- Sự phát triển của tử cung: Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến tử cung tăng kích thước dần dần. Để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi.
- Giữ được lượng đường huyết và huyết áp ổn định: Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Để duy trì sức khỏe ổn định, mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dấu hiệu thai chậm phát triển 3 tháng đầu
Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu của thai kỳ vô cùng quan trọng. Bởi tam cá nguyệt đầu tiên rất dễ bị sảy thai, thai phát triển kém. Dưới đây là những triệu chứng thai chậm phát triển 3 tháng đầu.
- Chảy máu âm đạo kèm đau bụng nhiều ngày, đau dữ dội: Đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai hoặc sảy thai. Khi phát hiện những triệu chứng này, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt.
- Đau buốt khi đi tiểu: Đau buốt khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Ra nhiều dịch nhờn ở âm đạo: Đây là triệu chứng cảnh báo vùng kín của thai phụ bị viêm nhiễm. Bạn nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.
- Nôn ói quá nhiều: Buồn nôn, nôn là dấu hiệu ốm nghén phổ biến trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu trải qua cơn nôn ói quá mức. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng và có nguy cơ sảy thai cao.
- Sốt cao: Sốt cao, đặc biệt đi kèm với phát ban, đau ê ẩm người…là dấu hiệu của bệnh sốt do virus hoặc viêm nhiễm. Mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Dưới đây là cách giữ thai trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tham khảo để giữ cho thai kỳ khỏe mạnh.
Ăn gì để an thai 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng cần bằng, đầy đủ dưỡng chất là trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:
- Bổ sung axit folic: Axit folic giúp ngăn ngừa các vấn đề về ống thần kinh của thai nhi. Bạn nên bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic trước khi mang thai và 600-1000 mcg mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Axit folic thường có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng.
- Bổ sung canxi: Canxi là một yếu tố quan trọng để giữ thai trong 3 tháng đầu, đặc biệt đối với những phụ nữ có hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn. Bạn cần bổ sung khoảng 800 mg canxi mỗi ngày qua các nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây và ngũ cốc.
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày. Các nguồn giàu vitamin D bao gồm cá hồi, sữa và nước ép cam.
- Bổ sung protein: Protein là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Protein có nhiều trong thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, trứng, hạt, đậu và các sản phẩm từ đậu.
- Sắt: Khi mang thai, mẹ bầu cần gấp đôi lượng sắt so với khi không mang thai. Mẹ bầu cần bổ sung 27mg sắt mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu sắt phải kể đến như: thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, hạt đậu và rau xanh đậm.
Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Bên cạnh những thực phẩm giúp an thai, bà bầu cần hạn chế một số thực phẩm sau để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và an toàn cho thai nhi:
- Gia vị cay nóng: Như ớt, tiêu, quế, có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và ruột, gây táo bón, trĩ.
- Đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn: Thường chứa nhiều đường và chất béo không tốt. Có thể tăng lượng đường huyết và gây tăng cân quá nhanh.
- Bia, rượu và đồ uống có cồn: Sẽ gây kích thích thần kinh trung ương. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây các vấn đề như khó thở, nôn ói và tim đập nhanh.
- Cà phê: Caffeine có thể đi qua hàng rào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày.
- Đồ uống có gas: Các loại nước có gas và đồ uống có đường có thể gây tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Như cá thu, cá ngừ có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của thai nhi. Bà bầu nên chọn các loại hải sản như cá trắng, cá tuyết, cá hồi hoặc tôm.
- Thực phẩm tái, sống: Sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và bị nhiễm bệnh toxoplasma. Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bà bầu, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.
- Các loại thực phẩm có khả năng làm co thắt tử cung: như rau ngót, ngải cứu, dứa. Do đó, bà bầu nên hạn chế việc tiêu thụ những thực phẩm này.
Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai về vấn đề sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc chú trọng đến dinh dưỡng và cách ăn uống. Bà bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi và tuân thủ những lưu ý sau đây trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:
- Tránh leo trèo và bê vác vật nặng nhằm tránh gây căng thẳng và áp lực cho cơ thể.
- Không giơ tay cao hoặc đứng kiễng chân để lấy đồ vật trên cao. Vì có thể gây mất cân bằng và nguy hiểm.
- Hạn chế gập người lên xuống thường xuyên. Vì điều này có thể làm giảm lưu thông máu lên não và gây chóng mặt.
- Không ngồi xổm quá lâu và đứng lên ngồi xuống đột ngột, để tránh tạo áp lực lên tử cung và ảnh hưởng đến dòng chảy máu.
- Tránh ngồi bắt chéo chân và gập gối quá nhiều, sẽ gây cản trở lưu thông máu dẫn đến phù chân.
- Hạn chế tắm bồn và tắm nước quá nóng quá lâu.
- Không tham gia các hoạt động mạnh và các trò chơi mạo hiểm. Để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi.
- Hạn chế việc trang điểm khi mang thai. Nếu công việc cần dùng, hãy sử dụng các loại mỹ phẩm an toàn, không chứa các thành phần gây hại cho thai nhi.
- Tránh sử dụng các hóa chất lên tóc như thuốc duỗi, nhuộm, uốn. Vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
Nếu có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển bình thường. Bác sĩ có thể khuyến khích mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng. Đi bộ mỗi ngày và bố trí thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu – thận trọng việc quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể tiếp tục diễn ra nếu mẹ bầu không có các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, khi quan hệ vợ chồng, cần chú ý và cẩn trọng để đảm bảo sự an toàn cho bà bầu và thai nhi.
Dưới đây là một số trường hợp nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu:
- Có tiền sử sảy thai hoặc đang có nguy cơ sảy thai: Trong trường hợp này, quan hệ tình dục có thể gây áp lực và nguy cơ sảy thai cao hơn.
- Mang thai song thai: Mang thai đôi hay nhiều thai nhi cũng có thể tạo ra áp lực lên tử cung và gia tăng nguy cơ sảy thai. Việc kiêng quan hệ tình dục được khuyến cáo để giảm nguy cơ này.
- Đau bụng, chuột rút thường xuyên trong thai kỳ: Nếu bạn trải qua những triệu chứng như đau bụng hoặc chuột rút thường xuyên. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể về việc quan hệ tình dục.
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân: Nên tạm ngừng quan hệ và hỏi ý kiến bác sĩ cho đến khi tìm được nguyên nhân xác định.
- Có nhau thai thấp: Nhau thai thấp là khi tử cung tụt xuống quá sớm, đe dọa sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến cáo, chị em kiêng quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ sảy thai.
Khám thai định kỳ là cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Khám thai định kỳ là một phần quan trọng trong quá trình mang thai. Việc đi khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Từ đó đưa ra các đánh giá và can thiệp kịp thời nếu cần. Dưới đây là một số lợi ích của việc khám thai định kỳ:
- Nhận biết tình trạng sức khỏe của thai nhi: Bằng cách nghe tim thai, đo kích thước tử cung và theo dõi các chỉ số khác… Bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn.
- Theo dõi chỉ số trong thai kỳ: Như cân nặng, huyết áp, đường huyết và các xét nghiệm máu khác. Điều này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ bầu. Phát hiện sớm những vấn đề có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Phát hiện sớm những bất thường của mẹ và bé: Trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề như tăng huyết áp, dị tật bẩm sinh, bất thường trong tử cung và nhau thai. Điều này cho phép bác sĩ can thiệp kịp thời và cung cấp liệu pháp điều trị hoặc chăm sóc phù hợp.
- Siêu âm trong giai đoạn quan trọng: Siêu âm là một phương pháp quan trọng trong khám thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Siêu âm giúp xác nhận sự phát triển bình thường của thai nhi, đánh giá tuổi thai chính xác, phát hiện các dấu hiệu bất thường như bệnh down và các vấn đề khác liên quan đến phát triển của thai nhi.
Trên đây là 5 cách giữ thai trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần hết sức lưu ý để có được thai kỳ khỏe mạnh. Chúc các mẹ vượt cạn thành công.
Xem thêm bài viết: