Bóc tách túi thai là nguyên nhân gây sảy thai thường gặp trong tam cá nguyệt thứ 1. Tình trạng này có thể được phát hiện qua các triệu chứng lâm sàng hoặc siêu âm. Chú ý đến cách dưỡng thai khi bị bóc tách sẽ giúp thai phụ kịp thời khắc phục rủi ro.
Thai bị bóc tách là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Thai bị bóc tách (hay bóc tách túi thai) là hiện tượng xuất hiện máu tụ quanh túi thai. Xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền như bình thường.
Chị em thường bị thai bóc tách ở 3 tháng đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân thường gặp đó là:
- Dị dạng tử cung: Tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn.
- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh lý về tử cung. Thường là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, dính buồng tử cung.
- Mẹ bầu nghiện bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Di chuyển nhiều, hoạt động mạnh trong thời gian đầu mang thai.
- Sức khỏe thai phụ kém, bị mắc tiểu đường, tuyến giáp, suy hoàng thể.
- Mẹ bầu bị nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân.
Thai bóc tách khiến chị em ra máu âm đạo kèm đau bụng, mệt mỏi. Nếu gặp phải hiện tượng này, các mẹ nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Mọi hành vi chủ quan, chậm trễ đều có thể khiến bạn mất con mãi mãi.
Dấu hiệu bóc tách túi thai
Khi túi thai bị bóc tách, sản phụ sẽ có một số dấu hiệu như:
- Xuất huyết âm đạo
- Đau râm rang vùng bụng dưới hoặc đau quặn bụng dưới kèm theo cơn co thắt, đau lưng âm ỉ, kéo dài.
- Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu, nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.
Đánh giá mức độ nguy hiểm của bóc tách túi thai
Nhau thai là cầu nối cung cấp chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua thai nhi đồng thời vận chuyển chất thải từ thai nhi về mẹ. Bởi lẽ đó mà bóc tách túi thai sẽ cản trở quá trình tuần hoàn giữa mẹ và thai. Thai dễ chết lưu, dọa sảy do không nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ.
Tùy vào tỷ lệ bóc tách túi thai mà mức độ nguy hiểm gây ra là khác nhau:
- 10%: Đây là mức độ thai bóc tách thấp nhất nên khả năng giữ thai rất cao.
- 20%: Chị em vẫn có thể giữ thai nếu thai bóc tách nhưng túi phôi vẫn còn, thai vẫn phát triển khỏe mạnh. Tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
- 30%: Nguy cơ sảy thai, thai lưu ở trường hợp này cao, chiếm đến 50%.
- 50%: Túi thai bóc tách 50% là mức độ nguy hiểm. Nguy cơ sảy thai khi này chiếm đến 90%, rất khó để giữ thai.
Bóc tách túi thai có khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?
Quá trình bóc tách túi thai có thể khác nhau đối với từng người và từng trường hợp cụ thể. Thông thường, sau khi phá thai, túi thai thường được loại bỏ trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài tuần. Tuy nhiên, thời gian khỏi hoàn toàn có thể kéo dài lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Phương pháp phá thai: Quy trình bóc tách túi thai có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp phá thai được sử dụng, chẳng hạn như phá thai bằng thuốc hoặc phá thai bằng phẫu thuật.
- Thời điểm phá thai: Thời gian cụ thể để túi thai khỏi hoàn toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà phá thai được thực hiện. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, quá trình bóc tách túi thai có thể nhanh chóng hơn.
- Cơ địa cá nhân: Mỗi người có cơ địa và quá trình phục hồi riêng biệt. Một số người có thể khỏi nhanh chóng trong vài ngày, trong khi người khác có thể mất nhiều tuần hoặc thậm chí lâu hơn để hồi phục hoàn toàn.
- Biến chứng: Nếu có biến chứng xảy ra sau phá thai, quá trình hồi phục có thể kéo dài hoặc cần sự can thiệp y tế bổ sung.
Vì những yếu tố trên, không thể đưa ra thời gian cụ thể cho quá trình bóc tách túi thai. Khi túi thai bị bóc tách, mẹ bầu thường sẽ được hướng dẫn chăm sóc để giữ lại thai nhi. Túi thai thường sẽ không được “gắn lại 100%”. Nhưng mẹ yên tâm, bé vẫn có thể phát triển bình thường.
10+ Cách dưỡng thai khi bị bóc tách các mẹ bầu cần ghi nhớ
Bên cạnh việc thăm khám kịp thời thì chế độ chăm sóc cũng là cách dưỡng thai khi bị bóc tách đơn giản, hiệu quả tại nhà mà các mẹ bầu nên tham khảo và áp dụng.
Lựa chọn tư thế nằm phù hợp khi thai bị bóc tách
Một tư thế nằm phù hợp sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thư giãn. Nhờ đó, tình trạng thai bóc tách cũng dần ổn định, không bị chèn ép nhiều.
Dưới đây là một số tư thế các mẹ có thể tham khảo:
- Nằm ngửa: Ở 3 tháng đầu, thai nhi vẫn còn nhỏ nên chưa gây nhiều áp lực cho mẹ. Bởi vậy mẹ vẫn có thể nằm ngửa như bình thường. Nếu thấy mỏi, có thể xoay người nhẹ nhàng. Tuyệt đối tránh nằm sấp.
- Nghiêng trái: Đây là tư thế nằm tốt nhất được các chuyên gia khuyến khích. Nghiêng trái giúp tim hoạt động tốt hơn. Máu dễ dàng lưu thông tới bào thai. Thai nhi do đó cũng thấy thoải mái hơn, nhanh chóng hết bóc tách.
- Nằm treo chân: Trường hợp bóc tách thai trên 25% có thể phải treo chân để giữ thai. Tư thế này có thể khiến mẹ cảm thấy hơi bất tiện nhưng lại đạt hiệu quả cao. Do đó, các mẹ nên kiên trì thực hiện.
Cách dưỡng thai khi bị bóc tách bằng cách kiêng quan hệ tình dục
Trong trường hợp thai bị bóc tách, chị em nên chú ý kiêng quan hệ tình dục. Các hành động như thủ dâm, sử dụng dụng cụ tình dục… cũng là điều nên tránh.
Mọi hành động kích thích tình dục khi này sẽ khiến tử cung co bóp mạnh mẽ và gia tăng bóc tách tiếp diễn. Bằng cách kiêng quan hệ tình dục, bạn đã giảm áp lực lên tử cung và giữ cho thai nhi an toàn hơn.
Thai bị bóc tách, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Thai bị bóc tách là tình trạng đòi hỏi sự phục hồi và tái tạo mô. Khi bạn dành thời gian nghỉ ngơi, cơ thể có thể tập trung vào quá trình phục hồi. Từ đó, giúp làm lành tổn thương và giảm nguy cơ tái phát bóc tách.
Nghỉ ngơi cũng giúp giảm áp lực lên tử cung và giữ cho thai nhi an toàn hơn. Khi nghỉ ngơi, cơ tử cung sẽ được thư giãn hơn, giảm nguy cơ bóc tách tiếp diễn. Một số công việc mẹ có thể làm là: Hạn chế vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều, ít leo cầu thang.
Thai bị bóc tách thường khiến chị em lo lắng và gặp nhiều áp lực tâm lý. Việc dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tạo cảm giác an yên và bình tĩnh hơn.
Cách dưỡng thai khi bị bóc tách – Duy trì tâm lý thoải mái
Duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu cũng là cách dưỡng thai khi bị bóc tách đơn giản nhưng hiệu quả.
Để làm được điều này, bạn có thể tìm đến những bài tập thư giãn như: Yoga, thiền, hoặc các bài tập thở sâu. Bạn cũng nên thường xuyên gặp gỡ, đi chơi, trò chuyện với gia đình, bạn bè, người thân để cảm thấy an ủi và giảm căng thẳng tâm lý.
Đồng thời, bạn cũng nên tăng cường những hoạt động mà bản thân vốn yêu thích từ lâu như: Xem phim, đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện các hoạt động sáng tạo để giúp thư giãn.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp khắc phục bóc tách túi thai
Một chế độ ăn uống khoa học, cân đối và lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đặc biệt là trong thời điểm bóc tách túi thai nhạy cảm.
Các thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là: Chất đạm (thịt, cá, đậu, hạt, trứng, sữa chua). Rau và hoa quả tươi, đặc biệt là các loại chứa nhiều vitamin A, C và axit folic. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn tốt cho thai bóc tách gồm: Cháo gà gạo nếp, cháo cá chép, cháo hạt sen, cháo bí ngô… Bên cạnh đó, chị em cũng nên hạn chế ăn thực phẩm tươi sống, đồ chế biến sẵn. Hoặc sản phẩm chứa chất bảo quản và hóa chất độc hại.
Hy vọng những chia sẻ của bài viết đã giúp các mẹ nắm được những kiến thức quý giá về cách dưỡng thai khi bị bóc tách. Từ đó xử lý hiệu quả khi không may rơi vào tình huống này.
Xem thêm bài viết: