Bụng bầu ngồi có ngấn không? Mẹo giảm mỡ cho bà bầu

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Mẹo giảm mỡ cho bà bầu

Rất nhiều chị em không biết phân biệt được bụng bầu và bụng béo. Nên thắc mắc “bụng bầu ngồi có ngấn không?”. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Bụng bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Thông thường, sự thay đổi của vòng bụng khi mang thai có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ địa của người phụ nữ, số lượng thai nhi, cách mà cơ bụng và tử cung mở rộng để làm chỗ cho sự phát triển của thai nhi. 

Dưới đây lưu ý khi nhận biết sự thay đổi của vòng bụng khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Tăng kích thước vòng bụng theo thời gian. Trong những tháng đầu tiên, sự thay đổi sẽ không rõ ràng lắm. Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, nhiều phụ nữ bắt đầu có một vòng bụng to hơn.
  • Bụng bầu thường có hình dáng tròn, chủ yếu là ở phần bụng dưới và giữa. Điều này phản ánh sự phát triển của tử cung và thai nhi.
  • Bụng bầu có thể trở nên cứng hơn và căng trước sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể dễ nhận biết khi bạn chạm vào bụng.
  • Ngoài vòng bụng, sự thay đổi về hình dáng cơ thể tổng thể, như việc ngực to hơn, mông rộng hơn.
  • Bên cạnh đó, cân nặng của các mẹ cũng tăng lên ở toàn cơ thể. 

Lưu ý rằng mỗi người phụ nữ là khác nhau và không phải tất cả mọi người đều trải qua những thay đổi giống nhau. Đối với những người mang thai lần đầu, việc nhận biết sự thay đổi có thể khó hơn.

Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Bụng bầu ngồi có ngấn không? là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Giải đáp cho câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bụng bầu ngồi có ngấn không? còn phụ khoa vào thể trạng và giai đoạn mang bầu. Cụ thể như:  

Ba tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, vòng bụng bầu khi nhìn sơ qua sẽ không có sự thay đổi nhiều. 

Một số phụ nữ có vòng eo nhỏ còn không cảm nhận được ngấn bụng khi ngồi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, đối với những người có vòng eo lớn hơn hoặc trước đó đã có tình trạng thừa cân, việc cảm nhận ngấn bụng khi ngồi sẽ rõ ràng hơn.

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, thường đi kèm với các dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, do sự thay đổi hormone. Do đó, mẹ bầu nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn ngủ, nghỉ và duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối. Đồng thời, thăm khám và siêu âm thai nhi theo lịch hẹn khám thai của bác sĩ.   

Ở 3 tháng giữa thai kỳ

Ba tháng giữa thai kỳ, bụng bầu ngồi có ngấn không? Giai đoạn này bụng mẹ bầu sẽ dần lớn hơn do thai nhi phát triển. Lúc này, mẹ bầu sẽ không còn thấy ngấn bụng khi ngồi xuống. Thay vào đó là tình trạng bụng căng và cứng. Mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và đạm từ rau củ quả, thịt cá. Hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Lúc này kích thước bụng đã lớn hơn rất nhiều. Mẹ bầu đi lại và di chuyển ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bụng bầu lúc này đã đạt đến kích thước tối đa, căng, cứng nên các mẹ sẽ không còn nhìn thấy ngấn mỡ khi ngồi.

Nhìn chung, bụng bầu ngồi có ngấn không? là vấn đề không quá quan trọng. Thay vào đó hãy chú trọng đến sức khỏe tổng thể và chế độ dinh dưỡng. 

Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ

Cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ

Với những chị em lần đầu mang thai, việc phân biệt bụng bầu và bụng mỡ gặp nhiều khó khăn. Nhiều người thay vòng 2 to hơn dễ lầm tưởng là do mình béo bụng mà dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu mang thai khác.

Dưới đây là cách phân biệt bụng bầu và bụng mỡ, giúp chị em tránh được sự nhầm lẫn giữa hai loại này.

Có thai bụng cứng hay mềm? Bụng bầu cứng, tròn và săn chắc hơn bụng béo mỡ

Điểm khác biệt đầu tiên rất dễ nhận biết giữa bụng béo và bụng bầu đó chính là bụng bầu thường cứng, căng tròn và săn chắc hơn so với những chị em béo do mỡ. Đây là cảm nhận dễ dàng nhận thấy khi sờ lên bụng bầu.

Sở dĩ bụng bầu lại cứng và tròn hơn là do bên trong bụng bầu còn có chứa nước ối, nhau thai, nước ối. Thai nhi phát triển, tử cung giãn nở sẽ khiến bụng căng ra và trở nên chắc hơn.

Ngược lại, bụng do béo mỡ là do các mô mỡ tích lũy nên bụng sẽ mềm hơn, nhão, chảy xệ. Do đó, khi ngồi dễ xuất hiện ngấn.

Kích thước bụng bầu to dần theo sự phát triển của thai nhi

Bụng bầu sẽ to dần về kích thước theo thời gian. Sự thay đổi rõ rệt nhất sẽ xuất hiện ở tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi đối với những người mang thai lần đầu. Còn chị em đã từng mang thai, kích thước vòng 2 tăng sẽ xuất hiện sớm hơn.

Có thai thì to bụng trên hay bụng dưới?

Đây là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Như đã nói ở trên, bụng bầu có hình dáng tròn, có xu hướng to nhiều hơn ở phần bụng dưới. Còn bụng mỡ thì không có hình dáng cụ thể, có người béo bụng ở phía trên và cũng có trường hợp béo bụng dưới. 

Bụng bầu dễ xuất hiện vết rạn

Đặc điểm tiếp theo được dùng để phân biệt bụng béo và bụng mỡ đó chính là các vết rạn. Dù bạn béo mức độ nào, thì trên bụng sẽ không có vết rạn, ngược lại, sự tăng nhanh về kích thước khi có bầu sẽ dẫn đến sự hình thành của các vết rạn. Càng về những tháng cuối thai kỳ, bụng phát triển to ra, vết rạn càng xuất hiện rõ hơn. 

Thông thường, các vết rạn bầu thường xuất hiện ở phía chân, vành bụng và cả dưới rốn. Để cải thiện tình trạng rạn da khi bầu, chị em nên sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi rạn chuyên dụng để da đàn hồi tốt hơn.

Mẹo kiểm soát cân nặng, giảm mỡ bụng an toàn cho bà bầu

Ngoài vấn đề “bụng cầu ngồi có ngấn không? và cách phân biệt bụng mỡ và bụng bầu”, cách kiểm soát cân nặng, giảm mỡ bụng cho bà bầu cũng là chủ đề được nhiều chị em quan tâm.

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và hạn chế tích mỡ vào cơ thể mẹ. Hãy cùng tham khảo nhé!

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định và giảm khả năng ảnh hưởng đến cân nặng.
  • Cân đối lượng calo tiêu thụ hàng ngày không vượt quá nhu cầu cơ bản của cơ thể mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung protein từ các nguồn như thịt nạc, cá, trứng, đậu nành để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì cơ bắp.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và duy trì cân nặng ổn định.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và giai đoạn của thai kỳ. Một số bài tập mẹ bầu có thể áp dụng như: đi bộ, tập thể dục cho bà bầu yoga.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường và chất béo. Thay vào đó hãy tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, protein chất lượng và chất béo lành mạnh.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, axit folic và DHA thông qua chế độ ăn uống hoặc viên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, bụng bầu ngồi có ngấn không? còn phụ thuộc vào thể trạng ban đầu của chị em, cũng như giai đoạn mang bầu. Để hạn chế việc tích tụ mỡ khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng kết hợp thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm bài viết: