Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu không phải là dấu hiệu hiếm gặp. Hiện tượng này tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi dẫn đến suy nhược. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp các mẹ phòng tránh hiệu quả.

Nhận diện dấu hiệu bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu

Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có thể nhận biết dễ dàng nhờ những triệu chứng sau:

  • Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu.
  • Bụng có cảm giác nóng rát rất khó chịu.
  • Cảm giác buồn nôn như ốm nghén kèm xót ruột, bụng ì ạch khó chịu.
  • Bụng cồn cào nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn.
  • Ăn uống không thấy ngon miệng, cơ thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Thường xuyên mệt mỏi do phải sống chung lâu ngày với cơn nóng bụng.
  • Vùng thượng vị đau âm ỉ, quặn thắt từng cơn.
  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.

Lý giải nguyên nhân bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu

9 Tháng 10 ngày mang thai là từng đó thời gian mẹ bầu phải đối mặt với những mệt mỏi, khó chịu. Điển hình nhất phải kể đến là hiện tượng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu. 

Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng này chính là:

Thai nhi đói khiến bụng mẹ nóng cồn cào

Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu do rối loạn nội tiết

Khi bụng mẹ nóng cồn cào, trường hợp đầu tiên cần nghĩ đến chính là thai nhi đói. Không nhất thiết phải bổ sung một bữa ăn thịnh soạn ngay lúc này. Điều bạn cần là hãy lót dạ bằng những món ăn nhẹ. Có thể là một cốc sữa hoặc vài lát bánh mỳ tươi.

Mẹ bầu nên dành sự ưu tiên cho những thực phẩm mềm, dễ tiêu. Điều này sẽ giúp thai nhi nhanh chóng nhận được các dưỡng chất. Dạ dày cũng nhờ đó tránh bị áp lực quá lớn.

Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu do rối loạn nội tiết

Thay đổi nội tiết là điều vẫn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thai phụ hay bị ốm nghén, mệt mỏi, suy nhược.

Ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cảm giác ốm nghén càng trở nên rõ rệt. Chị em thường ăn không ngon miệng, dễ nôn mửa, nhạy cảm với mùi thức ăn. Về lâu dài, bà bầu sẽ trở nên lười ăn, sợ ăn, ăn vào là khó chịu, bụng cồn cào.

Thói quen ăn cay khiến bụng mẹ bầu hay bị khó chịu, cồn cào 

Phụ nữ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng, khó tiêu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dạ dày bị kích thích thường xuyên dễ khiến bụng cồn cào, nóng ruột gan.

Bụng bầu khó chịu do uống quá nhiều nước

Cơ thể mỗi người cần bổ sung từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày. Đây là liều lượng phù hợp để cơ thể thuận lợi cho việc trao đổi chất và duy trì các hoạt động thường ngày. Nếu uống quá nhiều, phụ nữ mang thai có thể thấy bụng cồn cào.

Việc tiêu thụ quá nhiều nước khiến cơ thể luôn có cảm giác no bụng. Thai phụ ăn ít hơn nên cơ thể nhanh đói, bụng dễ cồn cào.

Nhiễm ký sinh trùng khiến mẹ bầu hay bị đau bụng

Tình trạng đau bụng, cồn cào bụng khi mang thai cũng thường xảy ra khi mẹ nhiễm ký sinh trùng như giun sán. 

Sự xuất hiện của chúng làm ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Bà bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói bụng cồn cào mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ.

Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mọi dấu hiệu bất thường khi mang thai đều khiến các mẹ bầu lo lắng. Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Theo các chuyên gia, bụng cồn cào, khó chịu 3 tháng đầu được coi là hiện tượng sinh lý bình thường. Hầu hết thai phụ đều gặp phải dấu hiệu này. Chúng sẽ nhanh chóng mất đi và trở về trạng thái bình thường nên chị em không cần lo lắng.

Bụng cồn cào khi mang thai do sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chị em chỉ cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

Trong trường hợp bụng cồn cào kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, nhiều khả năng mẹ bầu đã gặp vấn đề về đường ruột, dạ dày. Bệnh lý này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể khó cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Để cải thiện, các mẹ cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ cụ thể.

Mách mẹ bầu cách phòng tránh hiện tượng bụng cồn cào 3 tháng đầu

Hiện tượng sôi bụng, bụng cồn cào 3 tháng đầu sẽ khiến mẹ bầu khó tránh khỏi cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Để phòng tránh, các mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Bụng dạ mẹ bầu thường khá nhạy cảm. Do đó, hãy tránh xa những thực phẩm tái, sống, gỏi. Thay vào đó các mẹ chỉ nên ăn những thực phẩm đã được nấu chín, đun sôi. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chính là bảo vệ đường tiêu hóa của mẹ.

Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Các mẹ không nên lạm dụng những thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đồ chiên rán…. Những món ăn này tạo áp lực lên dạ dày, gây khó tiêu, sôi bụng. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm dễ tiêu như rau quả, khoai lang, sữa chua, ngũ cốc.

Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi lần ăn với lượng vừa phải. Không ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa.

Ăn chậm, nhai kỹ giúp khắc phục bụng cồn cào

Rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Lượng khí mẹ nuốt vào giảm hẳn, từ đó giảm sự khó chịu của sôi bụng.

Qua bài viết các mẹ có thể thấy rằng, bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu không quá nghiêm trọng. Chị em hoàn toàn có thể khắc phục hiện tượng này nhanh chóng và hiệu quả chỉ với những thay đổi đơn giản. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết: